Bài 26, 27 trang 88 SGK Toán 9 tập 1 - Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuôngGiải bài 26, 27 trang 88 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông. Bài 26 Các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc xấp xỉ bằng 34° và bóng của một tháp trên mặt đất dài 86m (h.30). Bài 26 trang 88 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc xấp xỉ bằng \(34^{\circ}\) và bóng của một tháp trên mặt đất dài \(86m\) (H.30). Tính chiều cao của tháp (làm tròn đến mét).
Phương pháp: +) Tháp đặt vuông góc với mặt đất nên ta có tam giác vuông. +) Sử dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông: \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\) thì: \(AC=AB. \tan B = AB. \cot C\) Lời giải: Đặt tên các điểm như hình vẽ.
Xét tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), theo định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn, ta có: \(\tan B = \dfrac{AC}{AB} \Leftrightarrow \tan 34^o = \dfrac{AC}{86}\) \(\Leftrightarrow AC = 86. \tan 34^o \approx 58 (m)\) Vậy chiều cao của tháp là: \( 58 \left ( m \right )\). Bài 27 trang 88 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Giải tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), biết rằng: a) \(b=10cm;\ \widehat{C}=30^{\circ}\) b) \(c=10cm;\ \widehat{C}=45^{\circ}\) c) \(a=20cm;\ \widehat{B}=35^{\circ}\) d) \(c=21cm;\ b=18cm\) Lời giải: a) Quy ước: Tam giác ABC vuông tại A có a = BC ; b = AC; c = AB (H.a) +) Ta có: \(\widehat{B} + \widehat{C}=90^{\circ} \Rightarrow \widehat{B}=90^o -30^{\circ}=60^{\circ}\) +) Lại có \(AB = AC. \tan C=10.tan 30^o=\dfrac{10\sqrt 3}{3} \approx 5,77(cm)\) \(AC=BC. \cos C \Rightarrow 10=BC. \cos 30^o \Rightarrow BC=\dfrac{10}{\cos 30^o}=\dfrac{20\sqrt 3}{3} \approx 11,55(cm)\). b) (H.b) +) Xét tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(AB=10,\ \widehat{C}=45^o\) nên \(ABC\) là tam giác vuông cân tại A \(\Rightarrow \widehat{B}=45^{\circ}; AB=AC=10(cm)\) +) Lại có: \(AB=BC. \sin C \Rightarrow 10=BC. sin 45^o\) \(\Rightarrow BC=\dfrac{10}{\sin 45^o}=10\sqrt 2 \approx 14,14(cm).\) c) (H.c) +) Ta có: \(\widehat{C}+ \widehat{B}=90^{\circ} \Rightarrow \widehat{C}= 90^o - \widehat{B}=90^o - 35^{\circ}=55^{\circ}.\) +) Lại có: \(AB=BC\cdot cosB=20\cdot cos35^{\circ}\approx 16,383 (cm)\) \(AC= BC \cdot sinB=20\cdot sin35^{\circ}\approx 11,472 (cm)\). d) (H.d) Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông ABC, ta được: \(BC^2=AC^2+AB^2=18^2 +21^2=765\) \(\Rightarrow BC = \sqrt{765}=3\sqrt{85} \approx 27,66(cm)\) Lại có: \(\tan B=\dfrac{AC}{AB}=\dfrac{18}{21} \approx 0,8571\) Bấm máy tính: SHIFT tan 0,8571 \(\Rightarrow \widehat{B}\approx 41^{\circ}\) Vì \(\widehat{C }+\widehat{B}=90^o \Rightarrow \widehat{C}= 90^o - 41^o =49^{\circ}\) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
|
Giải bài 28, 29, 30, 31, 32 trang 89 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Luyện tập - Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông. Bài 28 Một cột đèn cao 7m có bóng trên mặt đất dài 4m. Hãy tính góc (làm tròn đến phút) mà tia sáng mặt trời tạo với mặt đất (góc α trong hình 31).
Giải bài 33, 34 trang 93; bài 35, 36, 37 trang 94; bài 38, 39, 40 trang 95; bài 41, 42, 43 trang 96 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Ôn tập chương I – Hệ thức lượng giác trong tam giác vuông. Bài 35 Tỉ số giữa hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông bằng 19 : 28. Tìm các góc của nó