Bài 2.8 trang 14 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng caoGiải bài 2.8 trang 14 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Làm thế nào để phân biệt các nguyên tố nhóm A và các nguyên tố nhóm B theo cấu tạo lớp vỏ nguyên tử? Bài 2.8 trang 14 SBT Hóa học 10 Nâng cao Làm thế nào để phân biệt các nguyên tố nhóm A và các nguyên tố nhóm B theo cấu tạo lớp vỏ nguyên tử? Giải Các nguyên tố nhóm A là các nguyên tố có cả trong các chu kì nhỏ và chu kì lớn. Trong nguyên tử của của các nguyên tố nhóm A, các electron hóa trị tồn tại trên các phân lớp s và p của cùng một lớp. Trong một chu kì, các nguyên tố thuộc nhóm A có số electron hóa trị thay đổi từ 1 đến 8 và đều thuộc lớp ngoài cùng. Các nguyên tố nhóm B có các electron hóa trị tồn tại trên các phân lớp s của lớp ngoài cùng đồng thời với các electron của phân lớp d hoặc f thuộc lớp bên trong. Như vậy, ở lớp ngoài cùng chỉ có từ 1 đến 2 electron (trừ nguyên tử palađi không có electron nào trên phân lớp s ngoài cùng). Sachbaitap.com
|
Giải bài 2.9 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Các nguyên tố nhóm A và nhóm B có cùng số thứ tự nhóm có đặc điểm gì giống và khác nhau?
Giải bài 2.10 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có liên hệ gì với cấu tạo lớp vỏ nguyên tử của các nguyên tố đó.
Giải bài 2.11 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số proton bằng 27.
Giải bài 2.12 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VIA chứa 60% oxi về khối lượng.