Bài 3.15 trang 21 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng caoGiải bài 3.15 trang 21 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Liên kết cộng hóa trị phân cực là gì? Lấy một số thí dụ về loại liên kết này. Bài 3.15 trang 21 SBT Hóa học 10 Nâng cao Liên kết cộng hóa trị phân cực là gì? Lấy một số thí dụ về loại liên kết này. Giải Liên kết cộng hóa trị được tạo thành do sự dùng chung cặp electron của 2 nguyên tử thuộc 2 nguyên tố khác nhau (có độ âm điện khác nhau) được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực. Thí dụ đơn giản nhất về liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết trong phân tử HF. Nguyên tử H ít âm điện hơn nguyên tử F, do đó cặp electron liên kết chung sẽ bị lệch về phía nguyên tử F. Phân tử HF là một lưỡng cực điện với đầu âm là nguyên tử F và đầu dương của lưỡng cực là nguyên tử H. Trong các phân tử nhiều nguyên tử như NH3, H2O, H2S, SO2,… đều có các liên kết cộng hóa trị phân cực do các nguyên tử H và N, O và H, S và H, S và O,… có độ âm điện khác nhau. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 17: Liên kết cộng hóa trị
|
Giải bài 3.16 trang 21 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Thế nào là liên kết cho – nhận. Hãy xác định kiểu liên kết có trong phân tử NO2.
Giải bài 3.17 trang 22 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Tại sao góc liên kết trong phân tử CH4 có giá trị bằng...
Giải bài 3.18 trang 22 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Nêu thí dụ.
Giải bài 3.19 trang 22 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy giải thích nguyên nhân làm cho các phân tử BeH2 có dạng thẳng.