Bài 3.15* trang 37 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng caoCái cân đòn có dạng như hình 3.10. Cái cân đòn có dạng như hình 3.10. Khi không treo vật nào và đặt quả cân ở vị trí O thì cân nằm thăng bằng. a) Chứng minh rằng khoảng cách OB tỉ lệ với trọng lượng của vật móc ở K. b) Hỏi trọng lượng của quả cân bằng bao nhiêu ? Biết rằng khi treo một vật 2kg tại K thì quả cân phải đặt ở vị trí B cách O là 20 cm. Cho biết AI = 5cm.
Giải: a) Gọi P0 là trọng lực của quả cân. M1 là momen đối với trục I của trọng lực phần phía AI của cân; M2 là momen đối với trục I của trọng lực phân phía BI của cân. Khi P0 treo ở O thì cân thăng bằng. Ta có : \({M_1} = {M_2} + {P_0}.IO\) (1) Treo một vật trọng lượng P tại K thì phải đặt P0 tại vị trí B. Cân nằm thăng bằng, ta có : \(P.AI + {M_1} = {M_2} + {P_0}.IB \)\(\,= {M_2} + {P_0}.IO + {P_0}.OB\) (2) Chú ý đến (1), ta có : \(P.AI = {P_0}.OB\) hay \(P = {{{P_0}} \over {AI}}.OB\) Vậy, trọng lượng P treo ở K tỉ lệ với khoảng cách OB, hệ số tỉ lệ bằng \({{{P_0}} \over {AI}}.\) b) \({P_0} = {{P.AI} \over {OB}} = {{20.5} \over {20}} = 5N.\) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG III: TĨNH HỌC VẬT RẮN
|
Một vật hình hộp chữ nhật nằm cân bằng trên một mặt nghiêng
Một cái gậy gỗ đồng chất, một đầu to, một đầu nhỏ.