Bài 3.15 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng caoGiải bài 3.15 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Những nguyên nhân gì khiến cho nồng độ ion trong dung dịch giữ ở mức độ không đổi ? Bài 3.15 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao Khi có dòng điện đi qua dung dịch điện phân, ta thấy các ion dương và âm không ngừng bị trung hòa ở các điện cực (sau khi trao điện tích cho điện cực). Những nguyên nhân gì khiến cho nồng độ ion trong dung dịch giữ ở mức độ không đổi ? Giải : Với một nồng độ dung dịch nhất định, ở một nhiệt độ nhất định, thì mỗi dung dịch điện phân có một mật độ ion (số ion tỏng một đơn vị thể tích) nhất định. Mật độ ion nhất định đó là kết quả của sự cân bằng động : số các ion mới được tạo thành do phân li đúng bằng số ion mất đi do sự tái hợp. Khi có dòng điện chạy qua dung dịch, ta thấy mặc dù bên trong dung dịch có sự dịch chuyển các ion ngược chiều nhau, nhưng sự cân bằng động nói trên không bị phát hủy. Trái lại, ở gần các điện cực, mật độ ion giảm do sự trao đổi điện tích của ion cho điện cực. Nhưng cũng chính tại đó, khả năng phân li lại mạnh lên, số ion được tạo thành do sự phân li lại lớn hơn số ion mất đi do tái hợp. Chính quá trình này đã cung cấp các ion cho sự điện phân làm cho mật độ ion trong dung dịch không thay đổi. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
|
Giải bài 3.16 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Tính khối lượng đồng bám vào catot của bình trong thời gian 50 phút.
Giải bài 3.17 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Khối lượng đồng bám vào các điện cực 1,2 và 3 có bằng nhau không ?
Giải bài 3.18 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Khi điện phân một dung dịch muối ăn trong nước, người ta thu được khí hidro vào một bình có thể tích V = 1 lít.
Giải bài 3.19 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Tìm chiều dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt.