Bài 33.5 Trang 47 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magie, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl. Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magie, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl. a) Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng để điều chế khí H2. b) Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất ? Trả lời a) Phương trình hoá học của phản ứng điều chế H2: Zn + 2HCl \( \to \) ZnCl2 + H2\( \uparrow \) (1) Zn + H2SO4 \( \to \) ZnSO4 + H2\( \uparrow \) (2) Mg + 2HCl \( \to \) MgCl2 + H2\( \uparrow \) (3) Mg + H2SO4 \( \to \) MgSO4 + H2 \( \uparrow \)(4) b) \({n_{{H_2}}} = {{1,12} \over {22,4}} = 0,05(mol)\) Muốn điều chế 1,12 lít khí hiđro với khối lượng kim loại và axit nhỏ nhất cần phải dùng kim loại magie và axit clohiđric. Theo các phương trình hoá học trên thì khối lượng nguyên tử Mg nhỏ hơn khối lượng nguyên tử Zn. Khối lượng phân tử axit HCl nhỏ hơn khối lượng phân tử axit H2SO4
Xem lời giải SGK - Hóa 8 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 33: Điều chế hidro- Phản ứng thế
|
Trong giờ thực hành hoá học, học sinh A cho 32,5 g kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, học sinh B cho 32,5 g sắt cũng vào dung dịch H2SO4 loãng ở trên. Hãy cho biết học sinh nào thu được khí hiđro nhiều hơn (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Trong giờ thực hành hoá học, một học sinh nhúng một đinh sắt vào dung dịch muối đồng sunfat CuSO4. Sau một thời gian, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch muối. Thanh sắt bị phủ một lớp màu đỏ gạch và dung dịch có muối sắt(II) sunfat FeSO4.
Cho 6,5 g kẽm vào bình dung dịch chứa 0,25 mol axit clohiđric.
Cho mạt sắt vào một dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4 loãng. Sau một thời gian, bột sắt tan hoàn toàn và,người ta thu được 1,68 lít khí hiđro (đktc).