Bài 34 trang 10 SBT Hình học 10 Nâng caoGiải bài tập Bài 34 trang 10 SBT Hình học 10 Nâng cao Cho tam giác \(ABC\) và một điểm \(O\) bất kì. Chứng minh rằng với mọi điểm \(M\) ta luôn luôn tìm được ba số \(\alpha \,,\beta \,,\gamma \) sao cho \(\alpha + \beta + \gamma = 1\) và \(\overrightarrow {OM} = \alpha \overrightarrow {OA} + \beta \overrightarrow {OB} + \gamma \overrightarrow {OC} \). Nếu điểm \(M\) trùng với trọng tâm tam giác \(ABC\) thì các số \(\alpha \,,\beta \,,\gamma \) bằng bao nhiêu? Giải Vì hai vec tơ \(\overrightarrow {CA} \,,\,\,\overrightarrow {CB} \) không cùng phương nên ta có các số \(\alpha \,,\,\,\beta \) sao cho \(\overrightarrow {CM} = \alpha \overrightarrow {CA} + \beta \overrightarrow {CB} \), hay là \(\overrightarrow {OM} - \overrightarrow {OC} = \alpha (\overrightarrow {OA} - \overrightarrow {OC} ) + \beta (\overrightarrow {OB} - \overrightarrow {OC} ).\) Vậy \(\overrightarrow {OM} = \alpha \overrightarrow {OA} + \beta \overrightarrow {OB} + (1 - \alpha - \beta )\overrightarrow {OC} .\) Đặt \(\gamma = 1 - \alpha - \beta \) thì \(\alpha + \beta + \gamma = 1\) và \(\overrightarrow {OM} = \alpha \overrightarrow {OA} + \beta \overrightarrow {OB} + \gamma \overrightarrow {OC} \). Nếu M trùng G thì ta có \(\overrightarrow {OG} = \dfrac{1}{3}(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} ).\) Vậy \(\alpha = \beta = \gamma = \dfrac{1}{3}\). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Tích của một vec tơ với một số.
|