Bài 3.43 trang 25 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng caoGiải bài 3.43 trang 25 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố Bài 3.43 trang 25 SBT Hóa học 10 Nâng cao Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, xác định kiểu liên kết trong phân tử các chất: N2, AgCl, HBr, NH3, H2O2. Giải + Hai nguyên tử nitơ giống nhau nên liên kết giữa các nguyên tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực: \(\left| {N \equiv N} \right|\) + Hiệu độ âm điện giữa Ag và Cl bằng 3,16 – 1,93 = 1,23 < 1,70. Như vậy bản chất của liên kết trong hợp chất là liên kết cộng hóa trị có cực. + Học sinh tự tính hiệu độ âm điện để thấy rằng: Hiệu độ âm điện giữa H và Br, N và H, O và H không đủ lớn hơn để tạo liên kết ion nên liên kết trong các phân tử này là liên kết cộng hóa trị có cực. Riêng trong trường hợp H2O2 có liên kết peoxit O – O là liên kết cộng hóa trị không có cực (phân tử đối xứng). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 21: Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học
|
Giải bài 3.44 trang 25 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, xác định kiểu liên kết trong các ion
Giải bài 3.45 trang 25 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Sắp xếp các phân tử theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết trong phân tử các chất sau (sử dụng giá trị độ âm điện trong bảng tuần hoàn):
Giải bài 3.46 trang 26 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy phân biệt khái niệm số oxi hóa và hóa trị của nguyên tố trong hợp chất hóa học.
Giải bài 3.47, 3.54, 3.55 trang 26 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy chọn đáp án đúng.