Bài 36.8 trang 86 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10Khi tiến hành thí nghiệm khảo sát sự nở dài vì nhiệt của vật rắn, các k quả đo độ dài l0 của thanh thép ở 0°C và độ nở dài Δl của nó ứng với độ tăng nhiệt độ t (tính từ 0°C đến t°C) được ghi trong Bảng 36.1 : Khi tiến hành thí nghiệm khảo sát sự nở dài vì nhiệt của vật rắn, các k quả đo độ dài l0 của thanh thép ở 0°C và độ nở dài Δl của nó ứng với độ tăng nhiệt độ t (tính từ 0°C đến t°C) được ghi trong Bảng 36.1 : a) Tính độ dãn dài tỉ đối Δl/l0 của thanh thép ở những nhiệt độ t khác nhau được ghi trong Bảng 36.1. b) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ dãn dài tỉ đối Δl/l0 vào nhiệt độ t của thanh thép. c) Dựa vào đồ thị vẽ được, tính giá trị trung bình của hệ số nở dài α của thanh thép. Hướng dẫn trả lời: a) Kết quả tính độ dãn dài tỉ đối của thanh thép ở những nhiệt độ t khác nhau (được ghi ở bảng bên) b) Chọn tỉ xích trên các trục toạ độ : Trục hoành : 1 cm → t = 10°C. Trục tung : 1 cm → = 1,2.10-4 Đường biểu diễn đồ thị vẽ được trên Hình 36.1G có dạng đoạn thẳng. Điều này chứng tỏ độ biến dạng tỉ đối \({{\Delta l} \over {{l_0}}}\) của thanh sắt tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ t (tính từ 0°C): \({{\Delta l} \over {{l_0}}} = \alpha t\) Nhận xét thấy hệ số tỉ lệ α chính là hệ số nở dài của thép. Hệ số tỉ lệ α được xác định bởi hệ số góc của đường biểu diễn đồ thị ở Hình 36.1G. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Vật lí 10 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 36: Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn
|
Một tấm đồng hình vuông ở 0°C có cạnh dài 50 cm. Khi bị nung nóng tới nhiệt độ t°C, diện tích của đồng tăng thêm 17 cm2. Tính nhiệt độ nung nóng t°C của tấm đồng. Hệ số nở dài của đồng là 17. 10-6 K-1.
Xác định độ dài của thanh thép và của thanh đồng ở 0°C sao cho ở bất kì nhiệt độ nào thanh thép luôn dài hơn thanh đồng một đoạn bằng 50 mm. Cho biết hệ số nở dài của đồng là 16.10-6 K-1.và của thép là 12.10-6 K-1.
Một vòng nhôm mỏng có đường kính 50 mm và trọng lượng P = 68.10-3 N, được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Cho biết hệ số lực căng bể mặt của nước là 72.10-3 N/m. Xác định lực kéo để có thể bứt vòng nhôm lên khỏi mặt nước.
Một lượng nước trong ống nhỏ giọt ở 200C chảy qua miệng ống tạo thành 48 giọt. Cùng lượng nước này ờ 40°C chảy qua miệng ống tạo thành 50 giọt. Cho biết hệ số căng bề mặt của nước ở 20°C là 72,5. 10-3 N/m. Bỏ qua sự dãn nở nhiệt của nước. Xác định hệ số căng bề mặt của nước ở 40°C, lấy g ≈ 9,8 m/s2.