Bài 37 trang 106 SBT Hình học 10 Nâng caoGiải bài tập Bài 37 trang 106 SBT Hình học 10 Nâng cao Cho hai đường thẳng song song \(\Delta_1 \): \(ax+by+c=0\) và \(\Delta_2 \): \(ax+by+d=0\). Chứng minh rằng a) Khoảng cách giữa \(\Delta \)1 và \(\Delta \)2 bằng \( \dfrac{{|c - d|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\); b) Phương trình đường thẳng song song và cách đều \(\Delta \)1 và \(\Delta \)2 có dạng \(ax + by + \dfrac{{c + d}}{2} = 0\). Áp dụng: Cho hai đường thẳng song song có phương trình \(-3x+4y-10=0\) và \(-3x+4y+1=0\). Hãy lập phương trình đường thẳng song song và cách đều hai đường thẳng trên. Giải a) Lấy \(M(x_0 ; y_0)\) thuộc \({\Delta _1}\), suy ra \(a{x_0} + b{y_0} + c = 0\). Kí hiệu \(d({\Delta _1} ; {\Delta _2})\)là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\). Khi đó ta có: \(d({\Delta _1} ; {\Delta _2}) = d( M ; {\Delta _2})\) \(= \dfrac{{|a{x_0} + b{y_0} + c|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = \dfrac{{|c - d|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\). b) Phương trình đường thẳng \({\Delta _3}\) song song với \({\Delta _1}\) và \({\Delta _3}\) có dạng \(ax + by + e = 0 (e \ne c, e \ne d)\). Áp dụng câu a), ta có \(d({\Delta _1} ; {\Delta _3}) = \dfrac{{|c - e|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} ;\) \( d({\Delta _2} ; {\Delta _3}) = \dfrac{{|d - e|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\). \({\Delta _3}\) cách đều hai đường thẳng \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\) khi và chỉ khi \(d({\Delta _1} ; {\Delta _3}) = d({\Delta _2} ; {\Delta _3})\) \( \Leftrightarrow |c - e| = |d - e| \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}c = d\\e = \dfrac{{c + d}}{2}\end{array} \right.\) Trường hợp c=d loại vì \({\Delta _1} \ne {\Delta _2}\). Vậy phương trình của \({\Delta _3}\) là \(ax + by + \dfrac{{c + d}}{2} = 0\). Áp dụng: Đường thẳng song song và cách đều ha đường thẳng đã cho có phương trình: \( - 3x + 4y + \dfrac{{ - 10 + 1}}{2} = 0\) hay \( - 3x + 4y - \dfrac{9}{2} = 0\). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Khoảng cách và góc.
|