Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 37.9 trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Một vòng nhôm đặt nằm ngang tiếp xúc với mặt nước. Vòng nhôm có đường kính trong 50 mm, đường kính ngoài 52 mm và cao 50 mm. Cho biết khối lượng riêng của nhôm là 2800 kg/m3, hệ số căng bề mặt của nước là 73.10-3 N. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định lực kéo để có thể bứt vòng nhôm lên khỏi mặt nước.

Một vòng nhôm đặt nằm ngang tiếp xúc với mặt nước. Vòng nhôm có đường kính trong 50 mm, đường kính ngoài 52 mm và cao 50 mm. Cho biết khối lượng riêng của nhôm là 2800 kg/m3, hệ số căng bề mặt của nước là 73.10-3 N. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định lực kéo để có thể bứt vòng nhôm lên khỏi mặt nước.

Hướng dẫn trả lời:

Lực kéo để bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước có độ lớn bằng :

F = P + Fc

trong đó P = mg là trọng lượng cùa vòng nhôm được tính theo công thức :

\(P = mg = DVg = D{\pi \over 4}\left( {d_2^2 - d_1^2} \right)hg\)

với D là khối lượng riêng và \(V = {\pi \over 4}\left( {d_2^2 - d_1^2} \right)h\) là thể tích của vòng nhôm.

Lực căng bể mặt Fc của nước tác dụng lên hai mặt (trong và ngoài) của vòng nhôm tính theo công thức:

Fc = σπd1 + σπd2 = σπ(d1 + d2)

Thay số, ta tìm được :

\(P = 2800.{{3,14} \over 4}\left[ {{{\left( {{{52.10}^{ - 3}}} \right)}^2} - {{\left( {{{50.10}^{ - 3}}} \right)}^2}} \right]{.50.10^{ - 3}}.9,8 \approx 21,{9.10^{ - 2}}N\)

\({F_c} = {73.10^{ - 3}}.3,14.\left( {{{50.10}^{ - 3}} + {{52.10}^{ - 3}}} \right) \approx 2,{3.10^{ - 2}}\)

Như vậy lực kéo để có thể bứt vòng nhôm lên khỏi mặt nước bằng :

F ≈ 21,9.10-2 +2.3.10-2 = 24,2.10-2 N

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Bài 38.1, 38.2, 38.3 trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 38.1, 38.2, 38.3 trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Xác định lượng nhiệt Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100 g nước đá ở 0°C. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg.

  • Bài 38.8 trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 38.8 trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Người ta đổ 0,20 kg chì nóng chảy ở 327°C vào một cốc chứa 0,80 l nước ở 15°C. Trong quá trình này đã có 1,0 g nước bị biến thành hơi nước. Xác định nhiệt độ của nước còn lại trong cốc ở trạng thái cân bằng nhiệt. Cho biết cốc có nhiệt nóng chảy riêng là 2,5.104 J/kg và nhiệt dung riêng là 120 J/kg.K; nước có nhiệt dung riêng là 4180J/kg.K và nhiệt hoá hơì riêng là 2,3.106 J/kg. Bò qua sự mất mát nhiệt truyền ra bên ngoài.

  • Bài 38.6* trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 38.6* trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Người ta thả cục nước đá ở 0°C vào chiếc cốc bằng đồng khối lượng 0,20 kg đặt ở trong nhiệt lượng kế, trong cốc đồng đựng 0,70 kg nước ở 25°C. Khi cục nước đá vừa tan hết thì nước trong cốc đồng có nhiệt độ là 15,2°C và khối lượng của nước là 0,775 kg. Xác định nhiệt nóng chảy của nước đá. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra bên ngoài.

  • Bài 38.4 trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 38.4 trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80 g ở 0°C vào một cốc nhôm đựng 0,4 kg nước ở 20°C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng cốc nhôm là 0,2 kg. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg , nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra ngoài.