Bài 38.8 Trang 53 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Al, Fe và dung dịch HCl. Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Al, Fe và dung dịch HCl. a) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì kim loại nào cho khí hiđro nhiều hơn ? b) Nếu thu được cùng một lượng khí hiđro thì khối lượng kim loại nào dùng ít hơn ? Trả lời a) Gọi khối lượng của các kim loại cùng tác dụng với dung dịch HCl là a. Phương trình hóa học \(2Al\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \) (2x27)g (3x22,4) lít a g x lít \(x = {{(3 \times 22,4)a} \over {2 \times 27}} = 1,24a\) \(Fe\,\,\,\,\, + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \) 56 g 22,4 lít a g y lít \(y = {{22,4a} \over {56}} = 0,4a\) Vậy cùng một lượng Al và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thì nhôm cho thể tích hiđro nhiều hơn sắt. b) Nếu thu được cùng một lượng khí hiđro thì lượng nhôm dùng ít hơn lượng sắt.
Xem lời giải SGK - Hóa 8 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 38: Luyện tập chương 5 - Hóa học 8
|
Dùng khí H2 để khử hết 50 g hỗn hợp A gồm đồng(II) oxit và sắt(III) oxit. Biết trong hỗn hợp sắt(III) oxit chiếm 80% khối lượng. Thể tích khí H2 (đktc) cần dùng là
Cho 13 g kẽm tác dụng với 0,3 mol HCl, khối lượng muối ZnCl2 được tạo thành trong phản ứng này là