Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào? Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10-12 dòng ) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “ nhục” và “ vinh” trong cuộc sống.
Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc được nhà thơ khắc họa qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Hãy giải thích sự độc đáo hoặc nét đặc sắc của một trong các yếu tố nghệ thuật đó. Em đọc được thông điệp gì từ đoạn trích Việt Bắc?
Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận ( ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,…). Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.
Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất họa, có cách kết hợp từ mới độc lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó? Ghi lại cảm nhận của em về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến.
Tìm những nghịch ngữ nói lên lòng thương tiếc và sự tri ân của người dân đối với các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn trích Việt Bắc; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ.
Hãy viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản “ Quyết định khó khăn nhất” ( Võ Nguyên Giáp) hoặc “ Khúc tráng ca nhà giàn” ( Xuân Ba).
Em hãy thuyết trình về vấn đề: Lẽ sống của tuổi trẻ với cơ hội, thách thức của đất nước.
Em có nhận xét gì về tâm hồn, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ? Dựa vào yếu tố nào để đưa ra nhận xét ấy? Em ấn tượng với câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
Tìm đọc từ sách, báo, Internet,... một số bài văn tế, văn điểu khác của Nguyễn Đình Chiểu: Tế lục tỉnh sĩ dân văn, Văn tế Trương Định, Điếu Phan Văn Tòng,... để thấy được giá trị của bộ phận văn tế trong sự nghiệp văn học Nguyễn Đình Chiểu. Tham khảo các bài phân tích, bình giảng thơ của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.