Bài 6.20 trang 53 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng caoGiải bài 6.20 trang 53 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Dạng thù hình nào của lưu huỳnh bền ở nhiệt độ phòng? Bài 6.20 trang 53 SBT Hóa Học 10 Nâng cao Hãy cho biết: a) Dạng thù hình nào của lưu huỳnh bền ở nhiệt độ phòng? b) Trường hợp nào phân tử lưu huỳnh có cấu tạo dạng vòng 8 nguyên tử S? c) Trường hợp nào phân tử lưu huỳnh có cấu tạo dạng mạch thẳng có n nguyên tử S? d) Trường hợp nào phân tử lưu huỳnh có 1 hoặc 2 nguyên tử S? Giải a) Lưu huỳnh tà phương \(\left( {{S_\alpha }} \right)\) bền ở nhiệt độ phòng. b) Lưu huỳnh tà phương \(\left( {{S_\alpha }} \right)\) và lưu huỳnh đơn ta \(\left( {{S_\beta }} \right)\) ở trạng thái rắn hoặc khi nóng chảy thành chất lỏng màu vàng linh động (1190C), phân tử của chúng có cấu tạo vòng gồm 8 nguyên tử lưu huỳnh \(\left( {{S_8}} \right)\). c) Cả hai dạng thù hình của lưu huỳnh đều có cấu tạo phân tử mạch thẳng chứa n nguyên tử \(\left( {{S_n}} \right)\), khi chúng ở trạng thái quánh nhớt, màu nâu đỏ (1870C đến dưới 4450C). d) Phân tử lưu huỳnh có 1 hoặc 2 nguyên tử (S, S2) khi chúng ở trạng thái hơi (1400 đến 17000C). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 43: Lưu huỳnh
|
Giải bài 6.21 trang 53 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Từ những chất khí sau: Hiđro sunfua, lưu huỳnh đioxit, oxi. Hãy trình bày các phương pháp điều chế chất rắn là lưu huỳnh, viết phương trình hóa học (có ghi điều kiện của phản ứng).
Giải bài 6.22 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 g bột lưu huỳnh và 15 g bột kẽm trong môi trường kín không có không khí.
Giải bài 6.23 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 g bột nhôm, 0,24 g bột magie và bột lưu huỳnh dư. Những chất sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Pb(NO3)2 có nồng độ 0,1M.
Giải bài 6.24 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6 g bột sắt và 1,6 g bột lưu huỳnh thu được hỗn hợp X.