Bài 6.33 trang 58 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng caoGiải bài 6.33 trang 58 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau, chúng được úp ngược trên các chậu đựng nước. Sau một thời gian, thủ pH của các dung dịch, kết quả được ghi ở hình sau. Bài 6.33 trang 58 SBT Hóa Học 10 Nâng cao Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau, chúng được úp ngược trên các chậu đựng nước. Sau một thời gian, thủ pH của các dung dịch, kết quả được ghi ở hình sau: Hãy cho biết: 1. Khí nào tan trong nước nhiều nhất? 2. Khí nào không tan trong nước? 3. Khí nào tan trong nước ít nhất? 4. Khí nào có thể dự đoán là amoniac (NH3)? Biết khí này tan nhiều trong nước, tạo ra dung dịch kiềm yếu. 5. Thêm vài giọt dung dịch NaOH vào chậu B, nhận thấy mực nước trong ống nghiệm B dâng cao hơn. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này? 6. Ta có thể dự đoán khí trong ống nghiệm B là khí nào? Vì sao? 7. Ta có thể dự đoán khí trong ống nghiệm D là khí nào? Vì sao? Giải 1. Khí ở ống nghiệm C tan trong nước nhiều nhất. 2. Khí ở ống nghiệm A không tan trong nước. 3. Khí ở ống B tan trong nước ít nhất. 4. Dự đoán khí trong ống nghiệm C là amoniac(NH3) và nó tan nhiều trong nước và tạo ra dung dịch kiềm yếu (pH = 10). 5. Khí B tan ít trong nước, tạo thành dung dịch axit yếu (pH = 5). Dung dịch này tác dụng với NaOH khiến cho lượng khí trong ống nghiệm B và trong chậu giảm, gây ra sự giảm áp suất trong ống nghiệm làm cho mực nước trong ống nghiệm dâng cao hơn. 6. Khí trong ống nghiệm B có thể dự đoán là SO2, CO2 … Vì chúng là những oxit axit, tan không nhiều lắm trong nước, tạo thành dung dịch axit yếu (pH = 5). 7. Khí trong ống nghiệm D có thể dự đoán là hiđro clorua (HCl), vì khí này tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch axit mạnh là axit clohiđric (pH = 1). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 45: Hợp chất có oxi của lưu huỳnh
|
Giải bài 6.34 trang 58 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Thu 1 lít khí SO2 vào chai, đậy nút, cân để xác định khối lượng (hình 6.9). Dốc hết khí SO2 ra khỏi chai rồi đặt lên đĩa cân: có hiện tượng mất thăng bằng (hình 6.10).
Giải bài 6.35 trang 59 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Có những chất sau: Cu, CuO, Mg, CuCO3, Al2O3, Fe2O3 và Fe(OH)3.
Giải bài 6.36 trang 59 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Trong tiết thực hành về tính chất của axit H2SO4 có những hóa chất sau.
Giải bài 6.37 trang 59 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Cần điều chế một lượng muối đồng (II) sunfat khan. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric.