Bài 7.33 trang 76 sách bài tập (SBT) Hóa học 12Phân biệt 3 hỗn hợp sau bằng phương pháp hoá học : a) Fe và FeO ; b) Fe và Fe2O3 ; c) FeO và Fe2O3. Phân biệt 3 hỗn hợp sau bằng phương pháp hoá học : a) Fe và FeO ; b) Fe và Fe2O3 ; c) FeO và Fe2O3. Hướng dẫn trả lời: Lấy một ít các hỗn hợp cho vào dung dịch CuSO4 dư, hỗn hợp không làm nhạt màu dung dịch là hỗn hợp (c) FeO và Fe2O3 . Lọc lấy chất rắn sau phản ứng của hỗn hợp (a) là Cu và FeO ; của hỗn hợp (b) là Cu và Fe2O3 cho phản ứng với dung dịch HCl dư ; Cho dung dịch NaOH dư vào các dung dịch vừa thu được, nếu thấy có kết tủa màu nâu đỏ thì hỗn hợp ban đầu là Fe và Fe2O3, nếu có kết tủa màu trắng xanh thì hỗn hợp ban đầu là Fe và FeO. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Hóa 12 - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
Bài 32. HỢP CHẤT CỦA SẮT
|
Khi cho 1 g sắt clorua nguyên chất tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 tạo ra 2,6492 g bạc clorua. Hỏi đó là sắt(II) clorua hay sắt(III) clorua
Hỗn hợp A chứa Fe, Ag và Cu ở dạng bột, cho hỗn hợp A vào dung dịch B chỉ chứa một chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thì thấy Fe và Cu tác dụng hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp A.
Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO
Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HC1 (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y, cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Xác định giá trị của m.