Bài 89 trang 138 Sách bài tập Hình học lớp 12 Nâng caoDùng phương pháp hình học, giải thích các bài toán sau: Dùng phương pháp hình học, giải thích các bài toán sau: a) Chứng minh \(\sqrt {5x + 2} + \sqrt {5y + 2} + \sqrt {5z + 2} \le 6\sqrt 3 ,\) \(\forall x,y,z \ge - {2 \over 5},x + y + z = 6.\) b) Chứng minh \(\left| {{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + \sqrt {2 - {{\sin }^2}x} + {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}\sqrt {2 - {{\sin }^2}x} } \right| \le 3,\forall x.\) c) Tìm giá trị lớn nhất của tham số \(f(x) = \sqrt {x + m} + \sqrt {x + n} + \sqrt {m + n} \) Với \(x,m,n \ge 0,x + m + n = 1\) d) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = \sqrt {{{(x + 1)}^2} + {y^2} + 4} + \sqrt {{x^2} + {{(y + 1)}^2} + 1} ,\) \(\forall x,y.\) e) Chứng minh: \(\sqrt {{{(x - 1)}^2} + {{(y - 1)}^2} + {{(z + 1)}^2}} \) \(+ \sqrt {{{(x + 1)}^2} + {{(y - 1)}^2} + {{(z - 1)}^2}} \ge 2\sqrt 2 ,\forall x,y,z\) Dấu = xảy ra khi nào? Giải a) Xét hai vectơ :\(\overrightarrow u = \left( {1;1;1} \right)\) và \(\overrightarrow v = \left( {\sqrt {5x + 2} ;\sqrt {5y + 2} ;\sqrt {5z + 2} } \right).\) Ta có \(\eqalign{ & \left| {\overrightarrow u } \right| = \sqrt 3 ,\left| {\overrightarrow v } \right| = \sqrt {5(x + y + z) + 6} = 6, \cr & \overrightarrow u .\overrightarrow v = \sqrt {5x + 2} + \sqrt {5y + 2} + \sqrt {5z + 2} . \cr} \) Áp dụng bất đẳng thức \(\left| {\overrightarrow u .\overrightarrow v } \right| \le \left| {\overrightarrow u } \right|.\left| {\overrightarrow v } \right|\) suy ra đpcm. b) Xét hai vectơ :\(\overrightarrow u = \left( {\sin x;1;\sqrt {2 - {{\sin }^2}x} } \right)\) và \(\overrightarrow v = \left( {1;\sqrt {2 - {{\sin }^2}x} ;\sin x} \right)\) Từ \(\left| {\overrightarrow u .\overrightarrow v } \right| \le \left| {\overrightarrow u } \right|.\left| {\overrightarrow v } \right|\) suy ra đpcm. c) Xét hai vectơ : \(\overrightarrow u = \left( {\sqrt {x + m} ;\sqrt {x + n} ;\sqrt {m + n} } \right)\) và \(\overrightarrow v = (1;1;1).\) Ta có \(\left| {\overrightarrow u } \right| = \sqrt 2 \), \(\left| {\overrightarrow v } \right| = \sqrt 3 \) suy ra \(f\left( x \right) = \overrightarrow u .\overrightarrow v \le \left| {\overrightarrow u } \right|.\left| {\overrightarrow v } \right| = \sqrt 6 \). Dấu bằng xảy ra khi \(\overrightarrow u \), \(\overrightarrow v \) cùng hướng, nghĩa là \({{\sqrt {x + m} } \over 1} = {{\sqrt {x + n} } \over 1} = {{\sqrt {m + n} } \over 1} > 0 \Leftrightarrow x = m = n > 0.\) Kết hợp với \(x + m + n = 1\) suy ra \(x = m = n = {1 \over 3}\) Vậy \(f\left( x \right)\) đạt giá trị lớn nhất bằng \(\sqrt 6 \) khi \(x = m = n = {1 \over 3}\) d) Đặt \(\overrightarrow u = \left( {x + 1;y;2} \right),\) \(\overrightarrow v = \left( { - x; - y - 1;1} \right),\) ta có \(\overrightarrow u + \overrightarrow v = {\rm{ }}\left( {1; - 1{\rm{ }};3} \right).\) Áp dụng bất đẳng thức \(\left| {\overrightarrow u + \overrightarrow v } \right| \le \left| {\overrightarrow u } \right| + \left| {\overrightarrow v } \right|,\) ta suy ra \(A = \sqrt {{{\left( {x + 1} \right)}^2} + {y^2} + 4} + \sqrt {{x^2} + {{\left( {y + 1} \right)}^2} + 1} \) \(\ge \sqrt {11} .\) Dấu bằng xảy ra khi \(\overrightarrow u ,\overrightarrow v \) cùng hướng, nghĩa là \({{x + 1} \over { - x}} = {y \over { - y - 1}} = {2 \over 1} > 0 \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x = - {1 \over 3} \hfill \cr y = - {2 \over 3}. \hfill \cr} \right.\) Vậy A đạt giá trị nhỏ nhất bằng \(\sqrt {11} \) khi \(x = - {1 \over 3},y = - {2 \over 3}.\) e) Trong không gian Oxyz, ta lấy các điểm \(A\left( {1{\rm{ }};{\rm{ 1}};{\rm{ }} - 1} \right),B\left( { - 1{\rm{ }};{\rm{ 1 }};{\rm{ 1}}} \right)\) và \(M(x;y;z).\) Khi đó\(AB = {\rm{ }}2\sqrt 2 \) và \(MA{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {{{(x - 1)}^2} + {\rm{ }}{{(y{\rm{ }} - 1)}^2} + {{(z + 1)}^2}} ,\) \(MB{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {{{(x + 1)}^2} + {\rm{ }}{{(y{\rm{ }} - 1)}^2} + {{(z - 1)}^2}} .\) Từ bất đẳng thức \(MA + MB \ge AB\), ta suy ra \(\sqrt {{{(x - 1)}^2} + {\rm{ }}{{(y{\rm{ }} - 1)}^2} + {{(z + 1)}^2}} \) \(+ \sqrt {{{(x + 1)}^2} + {\rm{ }}{{(y{\rm{ }} - 1)}^2} + {{(z - 1)}^2}} \ge 2\sqrt 2 .\) Dấu = xảy ra khi M nằm giữa hai điểm A, B hay\(\overrightarrow {AM} = t\overrightarrow {AB} \) ,\(0{\rm{ }} \le t{\rm{ }} \le 1.\) nghĩa là \(\left\{ \matrix{ x - 1 = - 2t \hfill \cr y - 1 = 0 \hfill \cr z + 1 = 2t \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x = 1 - 2t \hfill \cr y = 1 \hfill \cr z = - 1 + 2t \hfill \cr} \right.\) \(0{\rm{ }} \le t{\rm{ }} \le 1.\) Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 12 Nâng cao - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
Ôn tập chương III - Phương pháp tọa độ trong không gian
|
Trong không gian tọa độ Oxyz cho đường thẳng d với mặt phẳng (P) có phương trình :
Trong không gian tọa độ Oxyz cho hai mặt phẳng
Trong không gian tọa độ Oxyz cho đường thẳng :