Bài 93 trang 140 Sách bài tập Hình học lớp 12 Nâng caoTrong không gian tọa độ Oxyz cho bốn điểm Trong không gian tọa độ Oxyz cho bốn điểm A(-2; 1; 2), B(0; 4; 1), C(5;1;-5), D(-2; 8; -5) và đường thẳng \(d:{{x + 5} \over 3} = {{y + 11} \over 5} = {{z - 9} \over { - 4}}.\) a) Chứng minh A, B, C, D là bốn đỉnh của 1 tứ diện. b) Tính thể tích khối tứ diện ABCD. c) Viết phương trình mặt cầu (S) ngoại tiếp tứ diện ABCD d) Tìm tọa độ các giao điểm M, N của đường thẳng d với mặt cầu (S). e) Viết phương trình các mặt phẳng tiếp xúc với mặt cầu (S) tại M, N. Tính góc tạo bởi hai mặt phẳng đó. Giải a) Ta có \(\overrightarrow {AB} = {\rm{ }}\left( {2{\rm{ }};{\rm{ }}3{\rm{ }};{\rm{ }} - 1} \right),\overrightarrow {AC} = {\rm{ }}\left( {7{\rm{ }};{\rm{ }}0{\rm{ }};{\rm{ }} - 7} \right),\) suy ra \(\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( {\left| {\matrix{ 3 & { - 1} \cr 0 & { - 7} \cr } } \right|;\left| {\matrix{ { - 1} & 2 \cr { - 7} & 7 \cr } } \right|;\left| {\matrix{ 2 & 3 \cr 7 & 0 \cr } } \right|} \right) \) \(= ( - 21;7; - 21).\) Lại có \(\overrightarrow {AD} = {\rm{ }}\left( {0{\rm{ }};{\rm{ }}7{\rm{ }};{\rm{ }} - 7} \right)\) nên \(\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right].\overrightarrow {AD} = {\rm{ }}49{\rm{ }} + {\rm{ }}147 \ne 0\) Do đó A, B, C, D là các đỉnh của một tứ diện. b) \({V_{ABCD}} = {1 \over 6}\left| {\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right].\overrightarrow {AD} } \right| = {{196} \over 6} = {{98} \over 3}.\) Gọi \(I(x{\rm{ }};y;z)\) là tâm của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện, ta có : \(\left\{ \matrix{ I{A^2} = I{B^2} \hfill \cr {IA^2} = I{C^2} \hfill \cr {IA^2} = I{D^2}. \hfill \cr} \right.\) Từ đó suy ra \(x = - 2,y = 1,z{\rm{ }} = - 5.\) Vậy \(I = {\rm{ }}\left( { - 2{\rm{ }};{\rm{ }}1; - 5} \right)\) và R = IA = 7. Do đó, mặt cầu (S) ngoại tiếp tứ diện ABCD có phương trình : \(\left( S \right){\rm{ }}:{\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}2} \right)^2}{\rm{ }} + {\rm{ }}{(y - {\rm{ }}1)^2} + {(z{\rm{ }} + 5)^2} = {\rm{ }}49.\) d) Dạng tham số của đường thẳng d là : \(\left\{ \matrix{ x{\rm{ }} = - 5{\rm{ }} + {\rm{ }}3t \hfill \cr y = {\rm{ }} - 11{\rm{ }} + 5t \hfill \cr z = {\rm{ }}9{\rm{ }} - 4t. \hfill \cr} \right.\) Toạ độ \(\left( {x;y;{\rm{ }}z} \right)\) của giao điểm của d và (S) thoả mãn hệ : \(\left\{ \matrix{ x{\rm{ }} = - 5{\rm{ }} + {\rm{ }}3t \hfill \cr y = {\rm{ }} - 11{\rm{ }} + 5t \hfill \cr z = {\rm{ }}9{\rm{ }} - 4t. \hfill \cr {\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}2} \right)^2}{\rm{ }} + {\rm{ }}{(y - {\rm{ }}1)^2} + {(z{\rm{ }} + 5)^2} = {\rm{ }}49. \hfill \cr} \right.\) \(\eqalign{ & = > {\left( {3t{\rm{ }} - {\rm{ }}3} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {5t - {\rm{ }}12} \right)^2} + {( - {\rm{ }}4t + 14)^2} = 49 \cr & \Leftrightarrow {t^2} - 5t + 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{ t = 2 \hfill \cr t = 3. \hfill \cr} \right. \cr} \) +) Khi t = 2 thì \(x = {\rm{ }}1{\rm{ }};{\rm{ }}y{\rm{ }} = - 1{\rm{ }};{\rm{ }}z{\rm{ }} = {\rm{ }}1\), ta được điểm \(M\left( {1{\rm{ }};{\rm{ }} - 1{\rm{ }};{\rm{ }}1} \right).\) +) Khi t = 3 thì \(x{\rm{ }} = {\rm{ }}4{\rm{ }};y = {\rm{ }}4{\rm{ }};{\rm{ }}z{\rm{ }} = - 3\), ta được điểm \(N\left( {4{\rm{ }};{\rm{ }}4{\rm{ }}; - 3} \right).\) Vậy cắt (S) tại hai điểm \(M\left( {1{\rm{ }};{\rm{ }} - 1{\rm{ }};{\rm{ }}1} \right).\) và \(N\left( {4{\rm{ }};{\rm{ }}4{\rm{ }}; - 3} \right).\) e) Gọi (P) là mặt phẳng tiếp xúc với mặt cầu (S) tại M. Khi đó, (P) đi qua điểm \(M\left( {1{\rm{ }};{\rm{ }} - 1{\rm{ }};{\rm{ }}1} \right).\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {{n_p}} = \overrightarrow {IM} = {\rm{ }}\left( {3{\rm{ }}; - 2{\rm{ }};{\rm{ }}6} \right).\) Vậy phương trình của (P) là: \(3\left( {x{\rm{ }} - {\rm{ }}1} \right){\rm{ }} - 2(y{\rm{ }} + 1){\rm{ }} + {\rm{ }}6\left( {z{\rm{ }} - {\rm{ }}1} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}0\) \(\Leftrightarrow 3x - 2y + 6z - 11 = 0.\) Gọi (Q) là mặt phẳng tiếp xúc với (S) tại N. Khi đó, mp(Q) đi qua điểm \(N\left( {4{\rm{ }};{\rm{ }}4{\rm{ }}; - 3} \right)\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {{n_Q}} = \overrightarrow {IN} = \left( {6{\rm{ }};{\rm{ }}3{\rm{ }};{\rm{ }}2} \right).\) Vậy phương trình của (Q) là : \(6(x - {\rm{ }}4) + 3\left( {y{\rm{ }} - {\rm{ }}4} \right) + {\rm{ }}2\left( {z{\rm{ }} + {\rm{ }}3} \right) = 0\) \(\Leftrightarrow 6x + 3y + 2z - 30 = 0.\) Gọi \(\varphi \) là góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q), ta có \(\cos \varphi = {{\left| {\overrightarrow {{n_P}} .\overrightarrow {{n_Q}} } \right|} \over {\left| {\overrightarrow {{n_P}} } \right|\left| {\overrightarrow {{n_Q}} } \right|}} = {{\left| {18 - 6 + 12} \right|} \over {\sqrt {9 + 4 + 36} .\sqrt {36 + 9 + 4} }} = {{24} \over {49}}.\) Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 12 Nâng cao - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
Ôn tập chương III - Phương pháp tọa độ trong không gian
|
Có hay không một khối đa diện gồm một số lẻ mặt mà mỗi mặt có một số lẻ cạnh ?
Cho hai đường thẳng chéo nhau a, b và hai đường thẳng chéo nhau a', b'.