Bài 9 Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh trang 49, 50 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 9 Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh trang 49, 50. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi. a. Bài văn trên tả gì? b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần. Câu 1 trang 49 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Đà Lạt Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, nổi tiếng với hồ trong xanh và thông mơ màng. Nằm trên độ cao 1500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm. Đây là nơi nghỉ mát lí tưởng của du khách chẳng những vì không khí mát lành mà còn bởi những cảnh đẹp đến nao lòng. Thác Cam Ly như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ. Suối Vàng có cột nước quanh năm suốt tháng đổ xuống ào ào. Suối Vàng chia nước cho các con suối nhỏ rì rào, chảy mãi vào những nẻo nào trong lòng các rừng thông cây mọc thẳng tắp, ngút ngàn. Trong nắng ấm, bầu trời Đà Lạt không chút gợn mây, luôn thắm xanh một màu ngọc bích. Cái màu xanh của tầng không càng thêm lung linh biến ảo khi phản chiều xuống những mặt hồ trong suốt như pha lê. Cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm. Những vườn rau xanh tươi và những vườn hoa muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp này một chiếc áo lụa rực rỡ. Hương hoa hoà với hương ngàn thông làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng. Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh". (Theo Ay Dun và Lê Tấn) Từ ngữ: Bồng lai tiên cảnh: nơi có cảnh đẹp và cuộc sống hạnh phúc như thế giới thần tiên. a. Bài văn trên tả gì? b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần. c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh. d. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết nào? Phương pháp: Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: a. Bài văn trên tả các cảnh đẹp của thành phố Đà Lạt. b. Phần mở bài của bài văn là: từ “Đà Lạt là thành phố ngàn hoa” đến “thông mơ màng”. Phần thân bài của bài văn là: từ “Nằm trên độ cao 1 500 mét” đến “không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng”. Phần kết bài của bài văn là: từ “Thật không ngoa” đến hết. c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự tự chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể nhằm tả từng vẻ đẹp của các cảnh vật. Từ ngữ được dùng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh là: nao lòng, dải lụa, trắng sáng, hùng vĩ, nên thơ, rì rào, thẳng tắp, ngút ngàn, thắm xanh, màu ngọc bích, lung linh biến ảo, pha lê, xanh tươi, muôn hồng nghìn tía, áo lụa rực rỡ, dễ chịu vô cùng. d. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết bộc lộ cảm xúc, biểu cảm: “cảnh đẹp đến nao lòng”, “cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm”, “làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng”, “Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh”.”. Câu 2 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh. - Phong cảnh được miêu tả - Bố cục bài văn - Trình tự miêu tả - Cách lựa chọn cảnh vật để miêu tả - Cách làm nổi bật đặc điểm của phong cảnh Phương pháp: Em tiến hành trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh dựa vào gợi ý. Lời giải: Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh: – Phong cảnh được miêu tả phải đúng đề bài, chủ đề của bài văn. Phong cảnh phải được tả chi tiết, rõ ràng, sử dụng các từ miêu tả. – Bố cục bài văn rõ ràng, chia từng đoạn với các nội dung kể tả. – Trình tự miêu tả nhất quán, tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh. – Cách lựa chọn cảnh vật để miêu tả phải cụ thể, tiêu biểu và dễ gây cảm xúc với con người. – Làm nổi bật đặc điểm của phong cảnh với cách dùng từ gợi cảm, so sánh dễ hình dung. Ghi nhớ Bài văn tả phong cảnh thường có 3 phần: – Mở bài: Giới thiệu khái quát về phong cảnh. – Thân bài: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh. – Kết bài: Nếu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh. * Vận dụng Bài 1 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Sưu tầm đoạn văn hoặc bài văn tả phong cảnh (cảnh sông suối, ao hồ, biển đảo....). Phương pháp: Em tiến hành sưu tầm đoạn văn hoặc bài văn tả phong cảnh (cảnh sông suối, ao hồ, biển đảo....) qua sách báo, internet,…. Lời giải: Nghỉ hè năm trước em được đi tắm biển Bà Rịa Vũng Tàu. Bình minh mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ, từ từ đội nước nhô lên. Những tia nắng màu vàng tinh nghịch nhảy múa trên đầu ngọn sóng. Mặt biển như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch, rộng mênh mông. Xa xa, từng đoàn thuyền nối nhau vượt sóng. cánh chim hải âu chập chờn như đùa với sóng. Sóng vỗ bờ oàm oạp, tung bọt trắng xóa, nối nhau xô bờ cát. Bãi cát thoai thoải, rộng và rất đông người vui chơi, tắm biển. Những rặng dừa xanh rì rào gió thổi cùng với sóng biển như bản hòa tấu hùng vĩ. Khi chiều tà thấp thoáng những ánh đèn của đoàn thuyền đánh cá như muôn vàn vì sao lấp lánh trên mặt biển. Biển là một bức tranh thiên nhiên đẹp vô cùng. Biển mang đến cho em nhiều khám phá lí thú. Em rất yêu biển. Bài 2 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Tìm đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã. Phương pháp: Em tìm đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã qua sách báo, internet,…. Lời giải: Sách về động vật hoang dã:
Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 9: Trước cổng trời - Tuần 5
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 10 Đọc Kì diệu rừng xanh trang 51, 52. Vì sao những người đi rừng có cảm giác đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon? Vì sao cảnh vật rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi”?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 10 Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (Tiếp theo) trang 53, 54. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Bốn mùa trong ánh nước - a. Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu? b, Tìm phần mở bài, thần bài, kết bài của bài văn và nêu ý chính của từng phần.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 10 Đọc mở rộng trang 54, 55. Đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã. Ghi chép những thông tin quan trọng về một số động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.