Bài tập 1 trang 79 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7Để củng cố, mở rộng lãnh thổ cát cứ của mình ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã thực hiện biện pháp tổ chức di dân khai hoang, lập thành làng ấp, mở rộng dần lãnh thổ về phía nam. Bài tập 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng. 1. Ý nào không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ? A. Đầu thời nhà Mạc, khi chưa diễn ra chiến tranh Nam triều - Bắc triều, nông nghiệp vẫn phát triển. B. Chiến tranh phong kiến làm cho sản xuất bị phá hoại nghiêm trọngắ C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. D. Để phát triển sản xuất, chính quyền Lê - Trịnh rất quan tâm đến thuỷ lợi va tổ chức khai hoang. 2. Vùng đất cát cứ ban đầu của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong là A. vùng đất Thanh Hoá - Nghệ An. B. vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh, C. vùng đất Thuận Hoá - Quảng Nam. D. vùng đất từ Thuận Hoá đến Gia Định. 3. Để củng cố, mở rộng lãnh thổ cát cứ của mình ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã thực hiện biện pháp A. tiếp tục gây chiến tranh với chính quyền Đàng Ngoài để mở rộng lãnh thò ra phía bắc. B. gây chiến tranh với các nước lân bang để mở rộng lãnh thổ. C. tổ chức di dân khai hoang, lập thành làng ấp, mở rộng dần lãnh thổ về phía nam. D. tất cả các biện pháp trên. 4. "Phố xá buôn bán nhộn nhịp... Mỗi phố bán một thứ hàng hoá", "nhờ con sông Cái chảy qua..., thuyên chở hàng hoá qua lại rất đông". Trên đây là những lời nhận xét của các thương nhân phương Tây về A. Thăng Long. B. Phố Hiến. C. Hội An. D. Gia Định. 5. Đô thị - thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong là A. Thanh Hà. B. Đà Nầng. c. Hội An. D. Gia Định. 6. Nguyên nhân khiến cho các thành thị ở nước ta suy tàn dần vào nửa sau thế kỉ XVIII: A. do chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong đều thực hiện chính sách hạn chế ngoại thương. B. do thương nhân nước ngoài chỉ tập trung buôn bán với Trung Quốc. C. do sự xuất hiện và phát triển của một số đô thị mới, các đô thị cũ dần dần rơi vào sự quên lãng. D. tất cả các nguyên nhân trên. 7. Thế kỉ XVI - XVIII, một tôn giáo mới từng bước được truyền bá vào nước ta là A. Phật giáo B. Nho giáo. c. Thiên Chúa giáo. D. Hồi giáo. 8. Trong các thế kỉ XVI - XVII, một loại hình văn học rất phát triển so với thời kì trước, gắn liền với nhiều tập truyện, tập thơ của các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ ỉà A. văn học chữ Hán. B. văn học chữ Nôm. c. văn học chữ Quốc ngữ. D. văn học dân gian Trả lời
Xem lời giải SGK - Lịch sử 7 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII
|
Các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ để phục vụ cho mục đích truyền bá đạo Thiên Chúa.
Thời Lê - Trịnh : nông nghiệp bị chiến tranh phá hoại nghiêm trọng, nhưng nhà nước thiếu quan tâm phục hồi, ruộng đất công làng xã bị bọn cường hào cầm bán.
Để củng cố cơ sở cát cứ, chính quyền các chúa Nguyễn quan tâm tổ chức di dân khai hoang, lập thành làng ấp ; người dân thì cần cù, chịu khó ; điều kiện tự nhiên thuận lợi ..
Vận dụng vốn hiểu biết của mình đê nêu tên một vài làng nghề thủ công và đô thị còn tồn tại đến ngày nay.