Giải Bài tập tiếng Việt trang 8, 9 Sách bài tập Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diềuQua các từ mẫm bóng, hủn hoẳn, em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn? Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây: Trong những câu dưới đây, cụm danh từ làm chủ ngữ ở câu nào có trật tự từ phù hợp hơn? Câu 1 trang 8, SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: (Bài tập 2, SGK) Qua các từ mẫm bóng, hủn hoẳn, em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn? Lời giải: - Mẫm bóng: (đôi càng Dế Mèn) rất mập và nhẵn đến mức phản chiếu ánh sáng như mặt gương → Dế Mèn là chàng dế có thân thể rất cường tráng (với đôi càng mập mạp, chắc khoẻ). - Hủn hoẳn: (đôi cánh Dế Mèn) quá ngắn (không che nổi thân mình) → Dế Mèn là một chàng dế đang độ phát triển (cánh quá ngắn không che nổi thân mình). Câu 2 trang 8, SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: (Bài tập 4, SGK) Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây: a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài) b) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài) c) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán diêm) Lời giải: Bộ phận chủ ngữ ở những câu đưa ra là bộ phận đứng trước và đều là cụm danh từ. Cụ thể: - Ở câu a), chủ ngữ là cụm danh từ: những cái vuốt ở chân, ở khoeo. - Ở câu b), chủ ngữ là cụm danh từ: những gã xốc nổi. - Ở câu c), chủ ngữ là các cụm danh từ: hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng. Câu 3 trang 8, SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: (Bài tập 5, SGK) Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ. Lời giải: - Danh từ trung tâm: cái vuốt, gã, ngọn nến, bức tranh. - Các thành tố phụ: + Các thành tố phụ đứng trước trung tâm (chỉ số lượng): những, hàng ngàn, rất nhiều. + Các thành tố phụ đứng sau trung tâm (chỉ vị trí, đặc điểm, tính chất): ở chân, ở khoeo; xốc nổi; sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi; màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng. - Tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ: Các thành tố phụ làm cho ý nghĩa của danh từ trung tâm và nghĩa của câu cụ thể, đầy đủ hơn, phù hợp với ngữ cảnh, với mục đích cần diễn đạt. Chẳng hạn, ở những câu 2a), 2b), nếu lược bỏ các thành tố phụ ở trước trung tâm (những) và ở sau trung tâm (ở chân, ở khoeo; xốc nổi), những câu nhận được sẽ có nghĩa khác hẳn và không biểu thị được nội dung mà tác giả muốn truyền đạt. Ở câu 2c), các định ngữ chỉ số lượng hàng ngàn, rất nhiều được dùng phối hợp với các định ngữ đứng sau trung tâm (sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi; màu sắc rực rỡ ...) có tác dụng diễn tả khung cảnh hết sức kì ảo, rực rỡ hiện ra trong trí tưởng tượng của em bé bán diêm. Câu 4 trang 8, SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: Tìm các chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó. a) Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái to nhất cong chân nhảy ra. (Tô Hoài) b) Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. (Tô Hoài) c) Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. (Ông lão đánh cá và con cá vàng) Lời giải: Các chủ ngữ là cụm danh từ: a) một mụ nhện cái to nhất (danh từ trung tâm: mụ nhện, thành tố phụ: một, cái, to nhất) b) Đầu tôi to ra và nổi từng tảng (danh từ trung tâm: đầu tôi, thành tố phụ: to ra, nổi từng tảng) c) Một cơn dông tố kinh khủng (danh từ trung tâm: dông tố, thành tố phụ: một cơn, kinh khủng) Câu 5 trang 8, 9 SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: Trong những câu dưới đây, cụm danh từ làm chủ ngữ ở câu nào có trật tự từ phù hợp hơn? a1) Thói quen của tôi đó cho đến nay vẫn không thay đổi. a2) Thói quen đó của tôi cho đến nay vẫn không thay đổi. b1) Đôi chân của tôi bé nhỏ chẳng mấy chốc đã đuổi kịp chiếc xe. b2) Đôi chân bé nhỏ của tôi chẳng mấy chốc đã đuổi kịp chiếc xe. Lời giải: - b2) Đôi chân bé nhỏ của tôi chẳng mấy chốc đã đuổi kịp chiếc xe. Câu 6 trang 9, SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: Trong những câu dưới đây, từ những ở câu nào là thành tố phụ chỉ số nhiều và chiếm vị trí liền trước trung tâm của cụm danh từ? a) Những tay võ kém đã bị lọc hết. (Tô Hoài) b) San ăn những hai quả chuối. (Nam Cao) c) Rồi bà chỉ những hậm hực suốt ngày, chỉ những tiếc tiền... (Nam Cao) d) Những là rày ước, mai ao, Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình. (Nguyễn Du) Lời giải: Phân tích ý nghĩa và cách dùng (vị trí) của từ những trong bốn câu đã cho, có thể thấy từ những trong câu a) (Những tay võ kém đã bị lọc hết.) đáp ứng được các tiêu chí: chỉ số nhiều và chiếm vị trí liền trước danh từ trung tâm. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen)
|
Hãy kể về một lần em mắc lỗi. Hãy kể lại một sự việc mà em chứng kiến và nhớ mãi.
Đọc bốn khổ thơ đầu và tìm những chi tiết giúp em biết lúc này thời tiết rất lạnh. Việc miêu tả thời tiết lạnh có liên quan gì đến sự kiện “đêm nay Bác không ngủ” trong bài thơ? Chi tiết “Rồi Bác đi dém chăn / Từng người từng người một” giúp em hiểu được điều gì về tình cảm của Bác với các chiến sĩ?
Trong bài Đêm nay Bác không ngủ, em đã biết yếu tố miêu tả trong bài thơ thường được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của các biện pháp miêu tả trong 8 dòng thơ đã trích ở bài tập 1. Theo em, bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
Khi đọc nhan đề Gấu con chân vòng kiềng, em có suy đoán gì về nội dung của bài thơ? Vì sao em có suy đoán đó? Tại sao gấu con lại chạy về “mách mẹ"? Khi em gặp những chuyện tương tự như gấu con thì em sẽ chia sẻ với ai? Vì sao? (Câu hỏi 2, SGK) Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?