Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài tập trắc nghiệm 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.5, 7.6 trang 74 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

7.1. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxi từ muối kali clorat. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng ? A. Nung kali clorat tinh thể ở nhiệt độ cao.

7.1.  Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxi từ muối kali clorat. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng ?

A. Nung kali clorat tinh thể ở nhiệt độ cao.

B. Nung hỗn hợp kali clorat tinh thể và mangan đioxit ở nhiệt độ cao. 

C. Đun nóng nhẹ kali clorat tinh thể.

D. Đun nóng nhẹ dung dịch kali clorat bão hoà.

7.2. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào sau đây ?

A. Độ tăng khối lượng sản phẩm.

B. Tốc độ phản ứng.

C. Độ tăng khối lượng chất tham gia phản ứng

D. Thể tích chất tham gia phản ứng.

7.3. Đại lượng đặc trưng cho đô biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian gọi là

A. tốc độ phản ứng.

B. cân bằng hoá học.

C. tốc độ tức thời.

D. quá trình hoá học.

7.4.  Trường hợp nào sau đây có yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng ?

A. Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa khí oxi.

B. Quạt bếp than đang cháy.

C. Thay hạt nhôm bằng bột nhôm để cho tác dụng với dung dịch HCl.

D. Dùng dung dịch loãng các chất tham gia phản ứng.

7.5. Trong các câu sau, câu nào sai ?

A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.

B. Nước giải khát được nén \(CO_2\) và ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua (độ axit) lớn hơn.

C. Thực phẩm được bảo đảm ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.

D. Thực phẩm nấu trong nồi áp suất là để có nhiệt độ cao hơn 100°C.

7.6.      Trong các câu sau, câu nào đúng ?

A. Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

B. Khi nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng,

C. Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm

D. Nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

ĐÁP ÁN

7.1

7.2

7.3

7.4

7.5

7.6

B

B

A

D

A

A

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Hóa 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Bài 7.7 trang 75 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

    Bài 7.7 trang 75 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

    Các yếu tố như nhiệt độ, áp suất chất khí, chất xúc tác và diện tích bề mặt chất rắn có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng hoá học. Tuỳ theo phản ứng hoá học cụ thể mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố trên để tăng hay giảm tốc độ phản ứng. Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào trong số các yếu tố trên ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ?

  • Bài 7.8 trang 76 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

    Bài 7.8 trang 76 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

    Bảng số liệu sau đây cho biết thể tích khí hiđro thu được theo thời gian của phản ứng giữa kẽm (dư) với axit clohiđric.

  • Bài 7.9 trang 76 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

    Bài 7.9 trang 76 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

    Hãy cho biết người ta đã sử dụng biện pháp nào để tăng tốc độ phản ứng hoá học trong các trường hợp sau đây : a)Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn.. ) để ủ rượu. b)Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong.

  • Bài 7.10 trang 76 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

    Bài 7.10 trang 76 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

    7.8.Trong mỗi cặp phản ứng sau> phản ứng nào có tốc độ lớn hơn ? a) Fe + dd HCL 0,1M và Fe + dd HCL 2M ở cùng một nhiệt độ. b) Al + dd NaOH 2M ở 25°C và Al + dd NaOH 2M ở 50°C.