Giải bài Tiếng Việt trang 19 SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạoCâu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 19 - phần Tiếng Việt - Bài 7: Gia đình thương yêu, sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo. Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng từ đa nghĩa. Câu 1 trang 19 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Thế nào là từ đồng âm? Em hãy cho ví dụ và giải thích để làm rõ. Trả lời: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau. Ví dụ: từ tiếng trong 2 ví dụ sau là 2 từ đồng âm khác nghĩa: - Lời của con hay tiếng (1) sóng thầm thì. - Một tiếng (2) nữa con sẽ về đến nhà. → Tiếng (1) là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng. → Tiếng (2) là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ. Câu 2 trang 19 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Thế nào là từ đa nghĩa? Em hãy cho ví dụ và giải thích để làm rõ Trả lời: Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghãi gốc. Ví dụ: từ “đi” trong 2 ví dụ sau là từ đa nghĩa: - Hai cha con bước đi (1) trên cát. - Xe đi (2) chậm rì. → Đi (1) là nghĩa gốc chỉ hành động của người hay động vật tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân. → Đi (2) là nghĩa chuyển chỉ hoạt động di chuyển của phương tiện vận tải trên một bề mặt. Câu 3 trang 19 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Đọc các câu sau: - Anh mong đợi ngày cha con gặp mặt1 Con thân yêu người bạn nhỏ của cha - Rửa tay rửa mặt2 rồi ăn cơm con nhé. a. Giải thích nghĩa của từ "mặt" trong hai ví dụ trên b. Nghĩa của từ "mặt" ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không? c. Từ "mặt" trong hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một từ đa nghĩa? Trả lời: a. Giải thích nghĩa của từ “mặt” trong hai ví dụ trên. - “mặt” 1: mặt người, để phân biệt người này với người khác, dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau. - “mặt” 2: phần phía trước, từ trán đến cằm của người, hay phần phía trước của đầu con thú, nơi có các bộ phận như mắt, mũi, mồm. b. Nghĩa của từ “mặt” ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau. c. Từ “mặt” trong hai ví dụ trên là một từ đa nghĩa. Câu 4 trang 19 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Đọc câu sau và thực hiện các yêu cầu: - Con ngựa đá1 con ngựa đá2. a. Giải thích nghĩa của từ "đá1" và "đá2" trong câu trên b. Từ "đá" trong câu trên là một từ đa nghĩa hay các từ đồng âm? Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy? Trả lời: a. Giải thích nghĩa của từ “đá”. - “đá” 1: đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm làm cho bị tổn thương hoặc cho văng ra xa. - “đá” 2: chất rắn cấu tạo nên vỏ Trái Đất, thường thành từng tảng, từng hòn. b. “Đá” trong câu trên là hai từ đồng âm vì nghĩa hoàn toàn không liên quan đến nhau. Câu 5 trang 19 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Đọc câu đó và thực hiện các yêu cầu sau: Mồm bò1 không phải là mồm bò2 mà lại là mồm bò3 Đố là con gì? a. Giải thích nghĩa của các từ "bò" trong câu đố trên b. Theo em, câu đố nói đến con vật nào? c. Dựa vào hiểu biết về hiện tượng đa nghĩa và đồng âm, em hãy chỉ ra điểm thú vị trong câu đố trên. Trả lời: a. Giải thích nghĩa của từ “bò” - “bò” 1: di chuyển thân thể một cách chậm chạp, ở tư thế nằm sấp, bằng cử động đồng thời của cả tay và đầu gối. - “bò” 2: động vật nhai lại, chân có hai móng, sừng rỗng và ngắn, lông thường vàng, nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa. - “bò” 3: di chuyển thân thể ở tư thế bụng áp xuống, bằng cử động của toàn thân hoặc của những chân ngắn. b. Câu đố nói về con óc sên. c. Điểm thú vị trong câu đố trên là tác giả dân gian đã khéo léo khai thác hiện tượng đồng âm. Các từ “bò” trong câu đố trên là hai từ đồng âm khác nghĩa. Câu 6 trang 19 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng từ đa nghĩa. Phương pháp: Đọc kĩ VB và nêu suy nghĩ của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả Trả lời: Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giản đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ấm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là “sợi dây” tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vun đắp những tâm hồn. Ai có một gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 7: Gia đình thương yêu
|
Bài viết ngắn trang 20 - Bài 7: Gia đình thương yêu, sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương, sự quan tâm giữa những người thân trong gia đình.
Câu 1, 2 trang 20 - Phần Viết - Bài 7: Gia đình thương yêu, sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo. Một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ cần đạt những yêu cầu nào? Em hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình về một bài thơ em yêu thích đề gửi Hội thơ này. Chú ý các yêu câu về đoạn văn mà em đã trình bày trong câu 1.
Câu 1, 2 trang 20 - Phần Nói và nghe - Bài 7: Gia đình thương yêu, sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo.
Câu 1, 2, 3 trang 26, câu 4 trang 28 - Phần Đọc - Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống, sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo. Tác giả đã đưa ra ý kiến gì về hai cách hiểu bài ca dao? Hãy xác định lí lẽ, bằng chứng tác giả đưa ra để củng cố cho hai ý kiến dựa vào sơ đồ sau: