Câu 1.14 trang 9 sách bài tập Đại số và Giải tích 11 Nâng caoa) Chứng minh rằng hàm số a) Chứng minh rằng hàm số \(y = \tan x\) đồng biến trên mọi khoảng \(\left( {a,b} \right)\) nằm trong tập xác định \({D_1}\) của nó. b) Có phải trên bất kì khoảng nào hàm số \(y = \tan x\) đồng biến thì hàm số \(y = \cot x\) nghịch biến ? Giải a) Vì \(\left( {a;b} \right) \subset {D_1}\) nên không có số \({\pi \over 2} + k\pi ,k \in Z\) thuộc \(\left( {a,b} \right).\) Vậy có số nguyên \(l\) để \(\left( {a,b} \right) \subset \left( {{\pi \over 2} + l\pi ;{\pi \over 2} + \left( {l + 1} \right)\pi } \right);\) hàm số \(y = \tan x\) đồng biến trên khoảng này nên nó đồng biến trên khoảng \(\left( {a,b} \right).\) b) Hàm số \(y = \tan x\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - {\pi \over 2};{\pi \over 2}} \right),\) nhưng khoảng này không nằm trong tập xác định \({D_2}\) của hàm số \(y = \cot x\) trên khoảng đó. (Nếu cả hai hàm số \(y = \tan x\) và \(y = \cot x\) cùng xác định trên khoảng J dễ thấy \(y = \tan x\) đồng biến trên J và hàm số \(y = \cot x\) nghịch biến trên J). sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 11 Nâng cao - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Các hàm số lượng giác
|
Từ đồ thị của hàm số hãy suy ra đồ thị các hàm số sau: