Câu 5.22 trang 37 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng caoCó những cặp oxi hóa - khử sau Có những cặp oxi hoá - khử sau: \(F{e^{2 + }}/Fe;C{u^{2 + }}/Cu;F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}.\) a) Fe có thể bị oxi hoá trong dung dịch \(FeC{l_3}\) và trong dung dịch \(CuC{l_2}\) không? Giải thích và viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn, nếu có. b) Cu có thể bị oxi hoá trong dung dịch \(FeC{l_3}\) và trong dung dịch \(FeC{l_2}\) không? Giải thích và viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn, nếu có. Đáp án a) Fe bị oxi hoá trong các dung dịch \(FeC{l_3}\) và trong dung dịch \(CuC{l_2}\) vì \(E_{F{e^{3 + }}/Fe^{2+}}^0 > E_{C{u^{2 + }}/Cu}^0 > E_{F{e^{2 + }}/Fe}^0\) Các phương trình hoá học \(\eqalign{& 2F{e^{3 + }} + Fe \to 3F{e^{2 + }} \cr & C{u^{2 + }} + Fe \to Cu + F{e^{2 + }} \cr} \) b) Cu bị oxi hoá trong dung dịch \(FeC{l_3}\), nhưng không bị oxi hoá trong dung dịch \(FeC{l_2}\). Do thế điện cực chuẩn của cặp \(C{u^{2 + }}/Cu\) nhỏ hơn cặp \(F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}\) Phương trình hoá học : \(2F{e^{3 + }} + Cu \to 2F{e^{2 + }} + C{u^{2 + }}\) Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Hóa 12 Nâng cao - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
Bài 20. Dãy điện hóa của kim loại
|
Có những phản ứng hóa học nào có thể xảy ra khi cho a mol Zn vào dung dịch chứa b mol...
Nhúng một lá kẽm trong dung dịch coban (II) clorua, nhận thấy có kim loại coban phủ kín ngoài lá kẽm. Nếu thay lá kẽm bằng lá đồng thì không có hiện tượng gì xảy ra.
Cho biết vị trí của ba cặp oxi hóa- khử trong dãy điện hóa như sau:
Viết phương trình hóa học của các phản ứng. Xác định nồng độ mol của dung dịch