Cho các chất sau : KC1, CaCl2, MnO2, dung dịch H2SO4) đặc. Đem trộn 2 hoặc 3 chất với nhau. Trộn như thế nào thì tạo thành clo ? Trộn như thế nào thì tạo thành hiđro clorua ? Viết PTHH của các phản ứng.
Dựa vào cấu tạo, hãy giải thích vì sao tính oxi hoá của ion hipoclorit (ClO^-) mạnh hơn ion clorat (ClO_3^-). Lấy thí dụ phản ứng để minh hoạ.
Khi đun nóng muối kaliclorat, không có xúc tác, thì muối này bị phân huỷ đồng thời theo 2 phản ứng sau :
Iot có lẫn các tạp chất là clo, brom và nước. Để tinh chế loại iot đó, người ta cho hỗn hợp đó tác dụng với KI và vôi ống rồi nung hỗn hợp trong cốc được đậy bằng một bình có chứa nước lạnh. Khi đó iot sẽ bám vào đáy bình. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Người ta có thể điều chế (I_2) bằng các cách sau : a)Dùng (NaHSO_3) khử iot có số oxi hoá +5 trong hợp chất (NaIO_3). b) Cho dung dịch (H_2SO_4) đặc tác dụng với hỗn hợp NaI và (MnO_2).
Vì sao người ta có thể điều chế hiđro clorua (HCL), hiđro florua (HF) bằng cách cho dung dịch (H2SO4) đặc tác dụng với muối clorua hoặc florua, nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế hiđro bromua (HBr) hoặc hiđro iotua (HI) ? Viết PTHH của các phản ứng điều chế các hiđro halogenua.
Có 4 bình không có nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau : (NaCl, NaNO_3, BaCl_2, Ba(NO_3)_2). Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt từng dung dịch chứa trong mỗi bình.