Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron : (1s^2 2s^2 2p^6). Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc chu kl thứ mấy và thuộc nhóm nào ? Các nguyên tố thuộc nhóm này có tên chung là gì ?
Một nguyên tố có số thứ tự z = 11. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó và từ cấu hình electron hãy cho biết nguyên tố đó thuộc chu kì thứ mấy và thuộc nhóm nào ? Các nguyên tố thuộc nhóm này có tên chung là gì ?
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A. a) Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì số electron hoá trị biến thiên thế nào ? Hãy viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 2.
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A. Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử biến thiên thế nào ? Giải thích Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới thì bán kính nguyên tử biến thiên thế nào ? Giải thích.
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A. Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải, độ âm điện của các nguyên tử biến thiên thế nào (không xét các khí hiếm) ? Giải thích. Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, độ âm điện của các nguyên tử biến thiên thế nào ? Giải thích.
Theo quy luật biến thiên độ âm điện trong bảng tuần hoàn, nguyên tử của nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất (không xét các khí hiếm) ? Tại sao ?
Hãy sắp xếp các nguyên tô sau đây theo thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử : Cl, Al, Na, P, F.
Hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo thứ tự tăng dần độ âm điện của nguyên tử : Cl, Al, Na, P, F.
a) Hãy cho biết quan hệ giữa tính kim loại và tính phi kim của một nguyên tố. b) Hãy cho biết sự biến thiên tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (chỉ xét các nguyên tố thuộc các nhóm A).
a) Hãy cho biết quan hệ giữa tính phi kim và độ âm điện của một nguyên tố. b) Hãy cho biết quan hệ giữa sự biến đổi độ âm điện và sự biến đổi tính phi kim của các nguyên tố (thuộc các nhóm A) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Hãy viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố thuộc chu kì 2 và các nguyên tố thuộc chu kì 3.
Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải, tính bazơ của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố biến thiên như thế nào ?
Cho dãy các nguyên tố :Li, F, Na. Hãy sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự bán kính nguyên tử của chúng tăng dần.
Dãy các nguyên tố N, P, F, O. Hãy sắp xếp chúng theo chiều giảm dần tính phi kim.
2.51. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố kim loại điển hình là nhóm A.IIIA. B. VA. C. VIIA. D.IA.
Nguyên tố X có hoá trị cao nhất trong oxit là a và hoá trị trong hợp chất khí với hiđro là b. Nêu mối quan hệ giữa a và b.
Nguyên tử X có số thứ tự là 20, thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Hãy cho biết số proton, số electron trong một nguyên tử X. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X.
Nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử : (1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6). a) Hãy cho biết số proton có trong nguyên tử, số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. b) Hãy cho biết số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng.
a) Hãy so sánh tính kim loại của magie (Mg), Z = 12, với nguyên tố đứng trước : natri (Na), Z = 11, và nguyên tố đứng sau : nhôm (Al), Z = 13. Hãy so sánh tính kim loại của magie (Mg), Z = 12, với nguyên tố đứng trên (trong cùng một nhóm) : beri (Be), Z = 4, và nguyên tố đứng dưới : canxi (Ca), Z = 20.
Nguyên tố X hoá hợp với H cho hợp chất XH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Tính số khối của X (coi số khối trùng với nguyên tử khối). X là nguyên tố nào ?