Đọc sách báo về tình đoàn kết trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc). Câu 1 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Tìm đọc thêm ở nhà: - 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tình đoàn kết. - 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên. Phương pháp: Em có thể sưu tầm trên internet, sách, báo… Lời giải: * 2 câu chuyện về tình đoàn kết - Câu chuyện: Cái đồng hồ - Câu chuyện về 3 con chuột và bài học về sự đoàn kết * 1 bài văn miêu tả cung cấp thông tin về nội dung trên * Câu chuyện cái đồng hồ Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của Người về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với cơ quan, đơn vị chúng ta cũng vậy, cũng giống như một chiếc đồng hồ, mỗi cá nhân, mỗi ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta - một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đoàn kết để ổn định, để đổi mới, sáng tạo, để làm nên tất cả bởi lẽ “ đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”. Câu 2 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc). Phương pháp: Dựa vào bài em đã chọn để điền thông tin vào phiếu sách. Lời giải: + Tên bài đọc: Chiếc đồng hồ + Tên tác giả: (Theo sách Bác Hồ kính yêu) + Cảm nhận của em: Qua bài đọc về câu chuyện chiếc đồng hồ của chủ tịch Hồ Chí Minh em thấy được về các phẩm chất tốt đẹp ở Bác và cách bác dạy cho mọi người về sự đoàn kết không chia rẽ. Mỗi người đều là một bộ phận quan trọng trong bộ máy của Đảng nên không thể bỏ đi bất cứ ai hoặc chiếu cố ai hơn ai, cũng giống như chiếc đồng hồ phải có đủ các bộ phận thì mới có thể vận hành trơn chu và chính xác. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 7: Chung sức, chung lòng
|
Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội? Đoạn văn sau đây có những điểm nào giống và khác đoạn văn ở phần Nhận xét về nội dung và cấu tạo?
Chọn 1 trong 2 đề sau: 1, Nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc (hoặc được nghe kể).
Bức thư là lời hỏi thăm, động viên, cũng như lời khẳng định của Bác Hồ về lòng đoàn kết toàn dân tộc gửi đến đồng bào miền Nam.
Các đại từ in đậm dưới đây được dùng để làm gì? a, Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. b, Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.