Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 79 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều

Giải SGK Toán lớp 6 trang 79 tập 1 Cánh Diều - Bài 1. Điểm . Đường thẳng. Bài 3. Quan sát Hình 21, chỉ ra các trường hợp ba điểm thẳng hàng. Trong mỗi trường hợp đó, chỉ ra điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Bài 1 trang 79 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Đọc tên các điểm, các đường thẳng trong Hình 19.

Phương pháp:

Quan sát hình 19 và đọc tên các điểm, các đường thẳng.

Lời giải:

Các điểm ở Hình 19 là: A, B, P, Q.

Các đường thẳng ở Hình 19 là: a, b, c.

Bài 2 trang 79 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

a) Quan sát Hình 20 và cho biết các điểm M, N thuộc hay không thuộc đường thẳng a.

    b) Chọn kí hiệu “\( \in \)”, “\( \notin \)” thích hợp cho [?] :

Phương pháp:

Quan sát hình 20 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

a) Điểm M thuộc đường thẳng a, điểm N không thuộc đường thẳng a.

b)

N [] a 

M [] a

Bài 3 trang 79 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Quan sát Hình 21, chỉ ra các trường hợp ba điểm thẳng hàng. Trong mỗi trường hợp đó, chỉ ra điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Phương pháp:

- Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.

- Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Lời giải:

Ở Hình 21: 

Ba điểm B, A và E thẳng hàng và điểm A là điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Ba điểm C, E và D thẳng hàng và điểm E là điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Bài 4 trang 79 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Hai điểm I, K nằm trên đường thẳng a (Hình 22).

 

a) Chỉ ra một điểm C trên đường thẳng a sao cho C nằm giữa I và K.

b) Chỉ ra một điểm D trên đường thẳng a sao cho K nằm giữa I và D.

Phương pháp:

Lấy điểm C và D thuộc đường thẳng a thỏa mãn đề bài.

Lời giải:

a) Điểm C trên đường thẳng a sao cho C nằm giữa I và K:

b) Điểm D trên đường thẳng a sao cho K nằm giữa I và D:

Bài 5 trang 79 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Quan sát Hình 23, hãy chọn cụm từ “cùng phía”, “khác phía” thích hợp cho [?] :

a) Hai điểm M, P nằm [?] đối với điểm N.

b) Hai điểm N, P nằm [?] đối với điểm M.

c) Hai điểm M, N nằm [?] đối với điểm P.

Phương pháp:

Quan sát hình 23 rồi điền các cụm từ “cùng phía”, “khác phía” thích hợp cho [?].

Lời giải:

Trong Hình 23, điểm N nằm giữa hai điểm M và P, khi đó:

a) Hai điểm M, P nằm khác phía đối với điểm N.

b) Hai điểm N, P nằm cùng phía đối với điểm M.

Bài 6 trang 79 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Quan sát Hình 24 và cho biết trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Ba điểm X, Y, T thẳng hàng.

b) Ba điểm U, V, T không thẳng hàng.

c) Ba điểm X, Y, U thẳng hàng.

Phương pháp:

- Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.

- Khi ba điểm không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.

(Dùng thước thẳng để kiểm tra)

Lời giải:

a) Đúng

b) Đúng

c) Sai.

Bài 7 trang 79 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Hãy tìm những hình ảnh trong thực tiễn gợi nên ba điểm thẳng hàng như trong Hình 25.

Phương pháp:

Liệt kê các hình ảnh trong thực tiễn gợi nên ba điểm thẳng hàng.

Lời giải:

Những hình ảnh thực tiễn gợi nên ba điểm thẳng hàng:

Học sinh xếp hàng:

Trồng rau thẳng hàng:

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 1. Điểm. Đường thẳng
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 83 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều

    Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 83 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều

    Giải SGK Toán lớp 6 trang 83 tập 1 Cánh Diều - Bài 2. Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song. Bài 5. Cho ba điểm P, Q, R không thẳng hàng. Vẽ các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đã cho. a) Điểm P là giao điểm của hai đường thẳng nào?