Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 83 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều

Giải SGK Toán lớp 6 trang 83 tập 1 Cánh Diều - Bài 2. Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song. Bài 5. Cho ba điểm P, Q, R không thẳng hàng. Vẽ các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đã cho. a) Điểm P là giao điểm của hai đường thẳng nào?

Bài 1 trang 83 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Quan sát Hình 35, đọc tên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau và chỉ ra giao điểm của chúng (nếu có).

Phương pháp:

- Hai đường thẳng a và b  không có điểm chung nào, ta nói chung song song với nhau.

- Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau và điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường đó.

Lời giải:

Hai đường thẳng song song là a và b.

Hai đường thẳng cắt nhau là m và n với giao điểm là T.

Hai đường thẳng cắt nhau là b và c với giao điểm là H.

Bài 2 trang 83 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Quan sát Hình 36 và chỉ ra:

a) Các cặp đường thẳng song song

b) Các cặp đường thẳng cắt nhau

Phương pháp:

- Hai đường thẳng a và b  không có điểm chung nào, ta nói chung song song với nhau.

- Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau và điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường đó.

Lời giải:

a) Các cặp đường thẳng song song: a//b; a//c ; b//c; d//e.

b) Các cặp đường thẳng cắt nhau: a và d; a và e; b và d; b và e; c và d; c và e.

Bài 3 trang 83 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Quan sát Hình 37. Hãy nêu các cặp đường thẳng cắt nhau và xác định giao điểm của chúng.

Phương pháp:

- Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau và điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường đó.

Lời giải:

AB cắt AE tại A

AB cắt DB tại B

DE cắt AE tại E

DE cắt DB tại D

AE cắt DB tại C.

Bài 4 trang 83 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Cho ba điểm H, I, K thẳng hàng.

a) Điểm K có thuộc đường thẳng IH không?

b) Vẽ đường thẳng d đi qua H và không đi qua I. Đường thẳng d có song song với đường thẳng IK không?

Phương pháp:

- Ba điểm thẳng hàng cùng thuộc một đường thẳng.

- Hai đường thẳng có 1 điểm chung thì cắt nhau.

- Hai đường thẳng không có điểm chung thì song song.

Lời giải:

a) Qua hai điểm I và H ta chỉ vẽ được duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm này.

Mà ba điểm H, I, K thẳng hàng nên K phải thuộc đường thẳng IH.

Vậy điểm K thuộc đường thẳng IH.

b) Vì ba điểm H, I, K thẳng hàng nên đường thẳng IK đi qua điểm H, mà đường thẳng d cũng đi qua điểm H nên hai đường thẳng này có điểm chung là H. Do đó đường thẳng d không song song với đường thẳng IK.

Bài 5 trang 83 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Cho ba điểm P, Q, R không thẳng hàng. Vẽ các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đã cho.

a) Điểm P là giao điểm của hai đường thẳng nào?

b) Chỉ ra các cặp đường thẳng cắt nhau.

Phương pháp:

- Vẽ ba đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đã cho.

- Quan sát hình vừa vẽ để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

a) Ta vẽ đường thẳng a đi qua hai điểm P và Q; đường thẳng b đi qua hai điểm Q và R, đường thẳng c đi qua hai điểm P và R.

Ta thấy điểm P là giao điểm của hai đường thẳng a và c.

b) Các cặp đường thẳng cắt nhau là:

Đường thẳng a và đường thẳng b với giao điểm là Q;

Đường thẳng a và đường thẳng c với giao điểm là P;

Đường thẳng b và đường thẳng c với giao điểm là R.

Bài 6 trang 83 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Vẽ hình theo cách diễn đạt sau:

a) Đường thẳng AB và đường thẳng CD cắt nhau tại I.

b) Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại O, đường thẳng c cắt a tại P và cắt b tại Q.

Phương pháp:

Vẽ hình theo cách diễn đạt.

Lời giải:

a) – Chấm bốn điểm A, B, C và D (sao cho 4 điểm này không cùng nằm trên một đường thẳng)

- Ta vẽ đường thẳng AB đi qua hai điểm A và B, vẽ đường thẳng CD đi qua hai điểm C và D. Hai đường thẳng này cắt nhau tại I.

b) - Vẽ hai đường thẳng a và b bất kì cắt nhau tại O.

- Vẽ đường thẳng c cắt a tại P và cắt b tại Q

Sachbaitap.com