Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 82 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1Cho đường tròn (O), bán kính 5 cm và bốn điểm A, B, C, D thỏa mãn OA = 3 cm, OB = 4 cm, OC = 7 cm, OD = 5 cm. Hãy cho biết mỗi điểm A, B, C, D nằm trong, nằm trên hay nằm ngoài đường tròn (O). Cho hình chữ nhật ABCD có AD = 18 cm và CD = 12 cm. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó. Bài 1 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Cho đường tròn (O), bán kính 5 cm và bốn điểm A, B, C, D thỏa mãn OA = 3 cm, OB = 4 cm, OC = 7 cm, OD = 5 cm. Hãy cho biết mỗi điểm A, B, C, D nằm trong, nằm trên hay nằm ngoài đường tròn (O). Phương pháp: Đọc kĩ dữ liệu để vẽ hình rồi xác định vị trí các điểm. Lời giải: Với R = 5 cm, ta có: ⦁ 3 < 5 hay OA < R nên điểm A nằm trong đường tròn; ⦁ 4 < 5 hay OB < R nên điểm B nằm trong đường tròn; ⦁ 7 > 5 hay OC > R nên điểm C nằm ngoài đường tròn; ⦁ 5 = 5 hay OD = R nên điểm D nằm trên đường tròn. Bài 2 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Cho hình chữ nhật ABCD có AD = 18 cm và CD = 12 cm. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó. Phương pháp: - Đọc kĩ dữ liệu đề bài để vẽ hình. - Áp dụng khoảng cách từ tâm đến đường tròn để chứng minh 4 điểm thuộc đường tròn - Bán kính đường tròn bằng nửa đường chéo hình chữ nhật. Lời giải: ⦁ Vì ABCD là hình chữ nhật nên AC = BD. (1) Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC, BD của hình chữ nhật.
Bài 3 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Cho tam giác ABC có hai đường cao BB’ và CC’. Gọi O là trung điểm BC. a) Chứng minh đường tròn tâm O bán kính OB’ đi qua B, C, C’; b) So sánh độ dài hai đoạn thẳng BC và B’C’. Phương pháp: - Đọc kĩ dữ liệu đề bài để vẽ hình - Áp dụng điểm cách đều ba đỉnh của một tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền của tam giác đó để chứng minh. - Trong các dây của một đường tròn, đường kính là dây có độ dài lớn nhất để so sánh hai dây cung. Lời giải: Vậy đường tròn tâm O bán kính OB’ đi qua B, C, C’. b) Xét đường tròn tâm O bán kính OB’, dây BC là đường kính đi qua tâm O, dây B’C’ là dây cung không đi qua tâm O. Do đó BC > B’C’. Bài 4 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Cho tứ giác ABCD có \(\widehat B = \widehat D = {90^o}\). a) Chứng minh bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường tròn. b) So sánh độ dài của AC và BD. Phương pháp: - Đọc kĩ dữ liệu đề bài để vẽ hình - Chứng minh ABCD là hình chữ nhật để suy ra khoảng cách từ các đỉnh tới giao điểm hai đường chéo bằng nhau nên 4 đỉnh của hình chữ nhật cùng nằm trên đường tròn. Lời giải: Vậy bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường tròn đường kính AC. b) Xét đường tròn tâm O đường kính AC có BD là dây cung không đi qua tâm O nên AC > BD. Bài 5 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Cho hai đường tròn (O; 2 cm) và (A; 2 cm) cắt nhau tại C, D, điểm A nằm trên đường tròn tâm O (Hình 20). a) Vẽ đường tròn (C; 2 cm) b) Đường tròn (C; 2 cm) có đi qua hai điểm O và A không? Vì sao? Phương pháp: - Đọc kĩ dữ liệu đề bài để vẽ hình - Dựa vào khoảng cách từ tâm tới các điểm nằm trên đường tròn để giải thích. Lời giải: a) Mở một chiếc compa sao cho hai đầu compa cách nhau một khoảng bằng 2 cm. Đặt đầu nhọn của compa lên điểm C, xoay compa để đầu bút của compa vạch trên giấy một đường tròn, ta được đường tròn (C; 2 cm).
b) Vì C là giao điểm của hai đường tròn (O; 2 cm) và (A; 2 cm) nên C nằm trên cả hai đường tròn, do đó OC = 2 cm và CA = 2 cm. Suy ra hai điểm O, A cùng nằm trên đường tròn (C; 2 cm). Vậy đường tròn (C; 2 cm) đi qua hai điểm O và A. Bài 6 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Cho hai đường tròn (A; 6 cm) và (B; 4 cm) cắt nhau tại C, D, AB = 8 cm. Gọi I, K lần lượt là giao điểm của hai đường tròn đã cho với đoạn thẳng AB (Hình 21). a) Tính độ dài của các đoạn thẳng CA, CB, DA và DB. b) Điểm I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không? c) Tính độ dài của đoạn thẳng IK. Phương pháp: - Đọc kĩ dữ liệu đề bài để vẽ hình - Dựa vào khoảng cách từ tâm tới các điểm nằm trên đường tròn để xác định khoảng cách. - Chứng minh I nằm giữa AB và khoảng cách IA = IB nên I là trung điểm của AB. - Chứng minh I nằm giữa AK và AI + IK = AK rồi suy ra khoảng cách IK. Lời giải: a) Vì hai đường tròn (A; 6 cm) và (B; 4 cm) cắt nhau tại C và D nên C, D cùng nằm trên hai đường tròn (A; 6 cm) và (B; 4 cm), do đó AC = AD = 6 cm và BC = BD = 4 cm. b) Do I là giao điểm của đường tròn (B; 4 cm) với đoạn thẳng AB nên I nằm giữa hai điểm A, B và I nằm trên đường tròn (B; 4 cm), do đó BI = 4 cm. Vì I nằm giữa hai điểm A, B nên ta có: AI + IB = AB Suy ra AI = AB – IB = 8 – 4 = 4 (cm). Ta có I nằm giữa hai điểm A, B và AI = BI nên I là trung điểm của đoạn thẳng AB. c) Do K là giao điểm của đường tròn (A; 6 cm) với đoạn thẳng AB nên K nằm trên đường tròn (A; 6 cm), do đó AK = 6 cm. Ta có AI < AK (4 cm < 6 cm) nên I nằm giữa hai điểm A, K. Do đó AI + IK = AK Suy ra IK = AK – AI = 6 – 4 = 2 (cm). Vậy IK = 2 cm. Bài 7 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Xác định vị trí tương đối giữa hai đường tròn (O;R) và (O’;R’) trong mỗi trường hợp sau: a) OO’ = 18; R = 10; R’ = 6 b) OO’ = 2; R = 9; R’ = 3 c) OO’ = 13; R = 8; R’ = 5 d) OO’ = 17; R = 15; R’ = 4 Phương pháp: Dựa vào VD5 trang 80 làm tương tự. Lời giải: a) Ta có 18 > 10 + 6 nên OO’ > R + R’, suy ra hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) ở ngoài nhau. b) Ta có 2 < 9 – 3 nên OO’ < R – R’, suy ra đường tròn (O; R) đựng đường tròn (O’; R’). c) Ta có 13 = 8 + 5 nên OO’ = R + R’, suy ra hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc ngoài. d) Ta có 15 – 4 < 17 < 15 + 4 nên R – R’ < OO’ = R + R’, suy ra hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) cắt nhau. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Đường tròn
|
Cho đường tròn (O; 5 cm) , điểm M nằm ngoài (O) sao cho hai tiếp tuyến MA và MB (A; B là hai tiếp điểm) vuông góc với nhau tại M. a) Tính độ dài MA và MB. b) Qua giao điểm I của đoạn thẳng MO và đường tròn (O), vẽ một tiếp tuyến cắt OA, OB lần lượt tại C, D. Tính độ dài CD.