Giải bài Luyện từ và câu: Câu trang 9, 10 Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thứcĐoạn văn dưới đây có mấy câu? Nhờ đâu em biết như vậy? Xét các kết hợp từ dưới đây, cho biết trường hợp nào là câu, trường hợp nào chưa phải là câu. Vì sao? Câu 1 trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Đoạn văn dưới đây có mấy câu? Nhờ đâu em biết như vậy? Anh em tôi ở cùng bà nội từ bé. Những đêm hè, bà thường trải chiếu ở giữa sân gạch. Bà ngồi đó xem chúng tôi chạy nhảy, nô đùa đủ trò. Bà biết nhiều câu chuyện cổ tích. Chúng tôi đã thuộc lòng những câu chuyện bà kể. Chẳng hiểu vì sao chúng tôi vẫn thấy hảo hức mỗi lần được nghe bà kể chuyện? (Theo Phương Trung) Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn để tìm được số câu và lí giải được dấu hiệu nhận biết câu. Lời giải: Đoạn văn có 6 câu. Nhờ có các chữ cái đầu viết hoa và các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi mà em nhận biết được dấu hiệu kết thúc câu. Câu 2 trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Xét các kết hợp từ dưới đây, cho biết trường hợp nào là câu, trường hợp nào chưa phải là câu. Vì sao?
Phương pháp: Em đọc kĩ các kết hợp từ, nhận biết câu và lí giải dấu hiệu. Lời giải: - Các trường hợp là câu: + Nam dẫn bà cụ sang đường. + Bà cụ rất cảm động. + Bà muốn sang đường phải không ạ? + Cảm ơn cháu nhé! Vì: Các câu trên có chữ cái đầu câu viết hoa và có dấu kết thúc câu. - Các trường hợp chưa phải là câu: + giúp đỡ người già + Nam và bà cụ + đã già yếu Vì: Các kết hợp từ trên không có dấu kết thúc câu và các chữ đầu câu không viết hoa. Câu 3 trang 10 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Sắp xếp các từ ngữ dưới đây thành câu. Viết câu vào vở. a. chữa bệnh/ ông/ cứu người/ để b. khám bệnh/ miễn phí/ ông/ cho ai c. phải tập thể dục/ cháu/ nhé/ thường xuyên d. lắm/ ông ấy/ thương người Phương pháp: Em đọc kĩ các từ ngữ và sắp xếp thành câu hợp lý. Lời giải: a. Ông chữa bệnh để cứu người. b. Ông khám bệnh miễn phí cho ai? c. Cháu phải tập thể dục thường xuyên nhé! d. Ông ấy thương người lắm! Câu 4 trang 10 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Dựa vào tranh để đặt câu: a. Một câu kể. b. Một câu hỏi. c. Một câu khiến. d. Một câu cảm. Phương pháp: Em quan sát tranh và đặt câu theo yêu cầu phù hợp. Lời giải: a. Một câu kể: Bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân. b. Một câu hỏi: Cháu có thấy đau răng không? c. Một câu khiến: Cháu hãy há miệng thật to nhé! d. Một câu cảm: Ôi, sâu răng thật rồi! Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1. Hải Thượng Lãn Ông
|
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc. Viết 2 – 3 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về Hải Thượng Lãn Ông.
Kể về một việc tốt em đã làm cho bạn. Chia sẻ về cảm xúc của em khi đó. Minh có suy nghĩ gì khi cô giáo xếp Thi Ca ngồi cạnh mình?
Chuẩn bị. - Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với ai? - Điều gì ở người đó làm em xúc động? - Em có tình cảm, cảm xúc gì? Em đã thể hiện tình cảm, cảm xúc đó như thế nào?
Em sẽ nói những gì để vận động người thân cùng tham gia giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn ở lớp hoặc trường em? Tìm đọc câu chuyện về tình yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với loài vật.