Giải bài Sáng tháng Năm trang 48, 49 Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thứcĐể kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (ngày 19 tháng 5), trường em tổ chức những hoạt động gì? Nhà thơ lên thăm Bác Hồ ở đâu và vào thời gian nào? Câu thơ nào cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa Bác Hồ và nhà thơ? Nội dung chính Sáng tháng năm: Văn bản đề cập đến câu chuyện nhân vật tôi lên Việt Bắc thăm Bác Hồ vào một sáng tháng năm. Bác Hồ là người rất giản dị và thân thiết. * Khởi động Câu hỏi trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Để kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (ngày 19 tháng 5), trường em tổ chức những hoạt động gì? Phương pháp: Em nhớ lại các hoạt động trường em đã tổ chức để kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Để kỉ niệm ngày sinh của Bác, hằng năm, trường em tổ chức: - Hội thi văn nghệ chào mừng sinh nhật Bác. - Phát động phong trào thi đua điểm 10 chào mừng sinh nhật Bác.... - Tổ chức triển lãm về Bác,.... * Đọc văn bản Sáng tháng năm (Trích) Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ Suối dài xanh mướt nương ngô Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn... Bác kêu con đến bên bàn Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ Con bồ câu trắng ngây thơ Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn Lát rồi, chim nhé, chim ăn Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà.
Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng. Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non.... (Tố Hữu) Từ ngữ - Việt Bắc: căn cứ địa của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954, bao gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. - Bồ: đồ dùng đan bằng tre nứa để đựng thóc, ngô, khoai, sắn,... - Kêu (tiếng địa phương): gọi. * Trả lời câu hỏi Câu 1 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Nhà thơ lên thăm Bác Hồ ở đâu và vào thời gian nào? Phương pháp: Em đọc kĩ hai dòng thơ đầu tiên trong đoạn 1 của bài thơ để tìm câu trả lời. “Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ” . Lời giải: Nhà thơ lên thăm Bác Hồ ở Việt Bắc vào tháng Năm. Câu 2 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Đường lên Việt Bắc có gì đẹp? Phương pháp: Em đọc dòng thơ thứ 3 và 4 trong đoạn 1 của bài thơ để tìm câu trả lời. “Suối dài xanh mướt nương ngô Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...” Lời giải: Đường lên Việt Bắc có điểm đẹp là: suối dài xanh mướt nương ngô, bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn. Câu 3 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức : Hãy tả lại khung cảnh nơi Bác Hồ làm việc. Phương pháp: Em đọc kĩ 4 dòng thơ đầu trong khổ 2 của bài đọc để tìm câu trả lời. “Bác kêu con đến bên bàn Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ Con bồ câu trắng ngây thơ Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn” Lời giải: Khung cảnh nơi Bác Hồ làm việc là một căn nhà sàn đơn sơ. Xung quanh Bác là bồ câu trắng bay quanh bồ công văn để tìm thóc. Câu 4 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Câu thơ nào cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa Bác Hồ và nhà thơ? Phương pháp: Em đọc kĩ 2 câu thơ đầu trong đoạn cuối của bài đọc để tìm câu trả lời: “Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.” Lời giải: Câu thơ cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa Bác Hồ và nhà thơ là: “Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.” Câu 5 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên sự cao cả, vĩ đại của Bác Hồ? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn cuối của bài thơ để tìm câu trả lời. Lời giải: Những hình ảnh trong bài thơ nói lên sự cao cả, vĩ đại của Bác Hồ: - Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng. - Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non.... * Học thuộc lòng bài thơ. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 11. Sáng tháng năm
|
Đọc các câu dưới đây và thực hiện yêu cầu. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở cột A. Tìm thành phần được thêm vào mỗi câu ở cột B. Nhận xét các thành phần được thêm vào các câu ở cột B của bài tập 1. a. Về vị trí. b. Về dấu hiệu ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ.
Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để phát hiện lỗi. Gợi ý: Câu chuyện em kể có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng không? Những chi tiết về nhân vật lịch sử có đúng với câu chuyện em đã được đọc, được nghe không?
Em biết những vị tướng nào trong lịch sử nước ta? Chia sẻ thông tin về một vị tướng em ngưỡng mộ. Câu văn nào nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ? Chuyện gì xảy ra với Phạm Ngũ Lão khi Trần Hưng Đạo và quân lính đi qua?
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em yêu thích một câu chuyện về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn. Chuẩn bị. Chọn câu chuyện kể về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn mà em yêu thích (ví dụ: Tờ bảo tường của tôi, Trên khóm tre đầu ngõ,...).