Giải Bài tập 1 trang 31 viết - Bài 4 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thứcBài tập 1 trang 31 Viết - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một nét đặc sắc trong một bài thơ trào phúng mà em biết. Câu 1 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một nét đặc sắc trong một bài thơ trào phúng mà em biết. Phương pháp: Áp dụng kiến thức viết đoạn văn nghị luận Lời giải: Trong bài thơ “Lai Tân”, câu thơ cuối đã thể hiện chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Xã hội mà bài thơ nhắc đến là một xã hội thối nát với đủ các tệ nạn. Ban trưởng, cảnh trường, huyện trưởng…, những con người có quyền lực đều không ngừng “kiếm ăn”, sách nhiễu thì thử hỏi “thái bình” sao nổi. “Y cựu” đối với “Lai Tân”, Lai Tân mà vẫn như xưa, nghĩa là cái thối nát thành nề nên không thể thay đổi. Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra từ cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong bị đục khoét rỗng cả rồi. Cảnh thái bình giả tạo ấy báo hiệu cho một đợt giông bão lớn chuẩn bị quét qua để thay đổi cả xã hội, đất nước. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Viết - Bài 4
|
Bài tập 2 trang 31 Viết - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ (Trần Tế Xương).
Bài tập 2 trang 31 Nói và nghe - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Tục ngữ có câu: Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước, hôm sau người cười. Hãy lập dàn ý cho bài nói trình bày ý kiến của em về bài học được người xưa tổng kết trong câu tục ngữ này.
Bài tập 1 trang 31 Nói và nghe - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Hãy lập dàn ý cho bài nói trình bày ý kiến của em về ý nghĩa của tiếng cười trào phúng trong đời sống và trình bày trong nhóm.