Giải Bài tập 2 trang 25 - Bài 4 - SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Kết nối tri thứcBài thơ được viết theo thể thơ gì? Dựa vào đâu em biết được điều đó? Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? Trả lời câu hỏi bài tập 2 trang 25 SBT Văn 6 Kết nối tri thức Đọc lại bài thơ Hành trình của bầy ong trong SGK (tr. 106 - 107) và trả lời các câu hỏi. Câu 1 (trang 25, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Dựa vào đâu em biết được điều đó? Phương pháp: Đọc kĩ bài thơ và cú pháp của bài Lời giải: Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Dựa vào cách sắp xếp các dòng thơ, số tiếng trong các dòng, ta có thể biết được điều đó. Câu 2 (trang 25, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Những chi tiết nào cho thấy bầy ong đã không quản gian khó để đem lại hương sắc, mật ngọt cho cuộc đời? Phương pháp: Đọc kĩ bài thơ Lời giải: Những chi tiết cho thấy bầy ong đã không quản gian khó để đem lại hương sắc, mật ngọt cho đời: bay đến trọn đời tìm hoa, không gian là nẻo đường xa, thời gian vô tận, tìm nơi thăm thẳm rừng sâu, tìm nơi bờ biển sóng tròn, tìm nơi quần đảo khơi xa, bầy ong rong ruổi trăm miền,.... Câu 3 (trang 25, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Theo em, vì sao tác giả có thể khẳng định "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào"? Phương pháp: Đọc hiểu câu thơ Lời giải: Tác giả khẳng định "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” vì đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, cần mẫn cũng tìm được hoa để làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời. Câu 4 (trang 25, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Qua bài thơ, em cảm nhận được phẩm chất đáng quý gì của bầy ong? Phương pháp: Đọc và nêu cảm nhận về phẩm chất đáng quý của bầy ong Lời giải: Qua bài thơ, em cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của bầy ong như: chăm chỉ, cần cù, vượt mọi gian khó để làm việc có ích cho đời. Câu 5 (trang 25, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? Phương pháp: Đọc và nêu cảm nhận về thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm Lời giải: Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy tạo dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, có ích; sống là để cống hiến, mang đến "hương thơm mật ngọt” cho đời. Câu 6 (trang 25, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dựng trong đoạn thơ sau: Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. Tìm nơi bờ biển sóng tràn Hàng cây chắn bão dịu dòng mùa hoa. Tìm nơi quần đảo khơi xa Có loài hoa nở như là không tên... Phương pháp: Đọc đoạn thơ và chỉ ra biện pháp tu từ Lời giải: Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu, Tìm nơi bờ biển sóng tràn, Tìm nơi quần đảo khơi xa. Với biện pháp tu từ này, nhà thơ đã nhấn mạnh được phẩm chất cần cù, không quản khó khăn, mệt nhọc để tìm ra mật ngọt dâng đời của bầy ong. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 4
|
Bài thơ viết về cảnh đẹp nào của đất nước? Hãy chỉ ra những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó.Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh?
Dựa vào đặc điểm về cách gieo vần của thơ lục bát, em hãy chỉ ra các tiếng được gieo vần với nhau trong đoạn thơ sau. Các câu chuyện cổ ẩn chứa những nét đẹp tình người và những bài học cuộc sống. Những dòng thơ nào trong đoạn thơ cho em biết điều đó?
Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ.Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?
So với đặc điểm tiêu biểu của thơ lục bát được nêu ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 89), số tiếng của các dòng trong bài ca đao này có gì khác biệt? Theo em, đây có phải là hiện tượng lục bát biến thể hay không? Bài ca dao trên có điểm gì khác biệt về vị trí gieo vần so với những bài thơ lục bát thông thường?