Giải Bài tập 2 trang 32 - Bài 5 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thứcBài tập 2 trang 32 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5 - Những câu chuyện hài, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Theo em, thái độ, tâm trạng của ông Giuốc-đanh khi được mặc áo mới như thế nào? Bài tập 2 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT Đọc đoạn trích Trưởng giả học làm sang từ đầu Hồi thứ hai, Lớp V đến “Tất cả những việc đó làm theo nhịp đàn của tất cả ban hợp xướng. trong SGK (tr. 101 – 103) và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1 (trang 32, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Tại sao ông Giuốc-đanh dễ dàng thỏa hiệp với phó may khi thấy áo chật và may hoa ngược? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: Ông Giuốc-đanh dễ dàng thỏa hiệp với phó may vì: ông rất mong mình trở thành quý tộc, nên bất cứ thứ gì phó may nói về phong cách quý tộc ông đều tin, sẵn sàng bỏ qua những bất hợp lí mà ban đầu chính ông đã nhận ra. Cái mục tiêu trở thành quý tộc làm mờ mắt ông, dẫn dắt ông một cách mù quáng. Câu 2 (trang 32, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Chỉ ra những đối nghịch trong lời thoại của hai nhân vật Giuốc-đanh và phó may Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: Lời thoại trong kịch thường có tính chất đối nghịch. Để nhận ra sự đối nghịch trong lời thoại của ông Giuốc-đanh và phó may, em hãy lập bằng đối sánh theo gợi ý dưới đây:
Từ bảng đối sánh, em sẽ nhận ra ông Giuốc-đanh luôn hướng đến mục tiêu trở thành người quý tộc, nhưng do dốt nát nên bị phó may lừa mị, chấp nhận một bộ trang phục kệch cỡm. Sự đối nghịch trong lời thoại vừa tăng cường kịch tính vừa cho thấy rõ hơn tính cách nhân vật. Câu 3 (trang 32, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Trong phần lời dẫn (in nghiêng) có chỉ dẫn cách các thợ bạn mặc trang phục cho ông Giuốc-đanh. Việc thực hiện “nghi lễ” mặc áo này có gì mâu thuẫn với lời nói của phó may khi ông ta giới thiệu đây là “cách thức mặc cho những người quý phái”? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: Những từ ngữ phó may dùng như “thể thức, nghi lễ, cách thức mặc cho những người quý phái” thể hiện sự trang trọng, phép tắc trong khi cách đám thợ bạn mặc áo cho ông Giuốc-đanh thì thô thiển: cùng lúc hai chú thợ cởi quần, hai chú thợ cởi áo, mà là “cởi tuột” rất nhanh như thể lột áo, lột quần của lão. Hành động này càng làm tăng sự đối nghịch giữa tính chất của việc mặc lễ phục và những hành động thực đang diễn ra. Câu 4 (trang 33, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Theo em, thái độ, tâm trạng của ông Giuốc-đanh khi được mặc áo mới như thế nào? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: Thái độ, tâm trạng của ông Giuốc-đanh khi mặc áo mới được biểu hiện qua hành động “đi đi lại lại” giữa đám thợ, “phô áo mới cho họ xem có được không”. Trong kịch, nội tâm nhân vật được thể hiện qua lời thoại và điệu bộ. Qua phần chỉ dẫn điệu bộ (lời dẫn), ta sẽ hình dung sự vênh vang, thoả mãn của nhân vật Giuốc-đanh khi mặc áo mới. Em có thể tự suy đoán tâm trạng của nhân vật lúc này. Tâm trạng này sẽ dẫn đến một quyết định của ông Giuốc-đanh ở Hồi thứ ba, đó là cùng người hầu đi ra phố chưng áo mới. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5
|
Bài tập 3 trang 36 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5 - Những câu chuyện hài, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Hãy nêu nhận xét về chi tiết ông Giuốc-đanh mặc đồ ngủ để học nhạc, học múa và chi tiết ông băn khoăn mặc hay không mặc áo dài buồng ngủ khi nghe nhạc.
Bài tập 4 trang 36 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5 - Những câu chuyện hài, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Qua đoạn trích, em nhận thấy nhân vật Ác-pa-gông là người có tính cách như thế nào?
Bài tập 5 trang 40 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5 - Những câu chuyện hài, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Nêu nghịch lí trong lời nói của khách với chủ nhà, từ đó chỉ ra nghĩa hàm ẩn trong lời nói đó.
Bài tập 6 trang 41 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5 - Những câu chuyện hài, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Chuyển câu nói của anh chàng nằm dưới gốc sung thành câu hỏi tu từ.