Giải Bài tập 2 trang 4 - Bài 1 - SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Kết nối tri thứcNgười kể chuyện trong đoạn trích là ai? Kể theo ngôi thứ mấy?.Em hãy kẻ bảng vào vở (theo mẫu) và điền các từ in đậm trong đoạn văn sau và cột phù hợp: Trả lời câu hỏi bài tập 2 SBT trang 4 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức Đọc lại văn bản Bài học đường đời đầu tiên (tù Tôi đi đứng oai vệ đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi) trong SGK (tr. 13-14) và trả lời các câu hỏi Câu 1 (trang 4, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Người kể chuyện trong đoạn trích là ai? Kể theo ngôi thứ mấy? Phương pháp: Đọc lại phần Tri thức ngữ văn để xác định người kể chuyện và ngôi kể Lời giải: Người kể trong đoạn trích là Dế Mèn, theo ngôi kể thứ nhất Câu 2 (trang 4, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Liệt kê những hành động của nhân vật “tôi” trong đoạn trích. Những hành động ấy thể hiện đặc điểm gì ở nhân vật “tôi"? Phương pháp: Đọc và nêu những hành động của nhân vật “tôi” trong đoạn trích Lời giải: Những hành động của nhân vật " tôi" trong đoạn trích: - Cà khịa, thậm chí to tiếng với tất cả bà con trong xóm. - Quát mấy chị Cào Cào. - Đá, trêu ghẹo anh Gọng Vó. Những hành động đó của nhân vật “tôi” thể hiện sự ngạo mạn, ngông cuồng, hống hách, thích bắt nạt người khác. Câu 3 (trang 4, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Nhân vật “tôi” có cảm thấy tự hào khi kể lại những hành động của mình không? Phương pháp: Đọc đoạn trích, chú ý các từ ngữ Dế Mèn dùng để miêu tả, kể lại những hành động của mình Lời giải: Dế Mèn cảm thấy tự hào với sức mạnh của mình. Và khi kể lại những hành động đó, Dế Mèn cho là hay, là giỏi, tự cho mình sắp đứng đầu thiên hạ. Câu 4 (trang 4, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Nêu nhận xét, đánh giá của em về nhân vật “tôi”. Em thích hoặc không thích điều gì ở nhân vật này? Vì sao? Phương pháp: Nhận xét, liên hệ bản thân Lời giải: Nhận xét về nhân vật "tôi": Có thái độ tự tin, ngạo mạn, vô lễ, hống hách với mọi bà con trong xóm và hay bắt nạt kẻ yếu thế,... - Em thích nhân vật Dế Mèn ở điểm tự tin, phải tự tin thì mới có thể làm tốt những công việc của mình, cố gắng phấn đấu để bản thân mình trở nên tốt hơn. - Còn điểm em không thích ở nhân vật Dế Mèn chính là thói ngạo mạn, vô lễ, hống hách với mọi bà con trong xóm và hay bắt nạt kẻ yếu. Thói kiêu căng, ngạo mạn, dễ khiến bản thân vấp ngã; sống với mọi người thì phải biết hòa đồng, giúp đỡ những người yếu thế hơn mình thay vì bắt nạt họ. Câu 5 (trang 4, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Tìm từ láy trong các câu văn sau và đặt câu với mỗi từ láy đó: a. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu b. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. c. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Phương pháp: Tìm và đặt câu Lời giải: Từ láy và đặt câu: a. “dún dẩy”: Dế Mèn vừa đi vừa làm điệu dún dẩy các khoeo chân. b. “quanh quẩn”: Tôi cứ quanh quẩn bên mẹ, không muốn xa mẹ nửa bước. c. “ho he”: Bị mắng, chúng tôi không ai dám ho he câu gì. Câu 6 (trang 4, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Em hãy kẻ bảng vào vở (theo mẫu) và điền các từ in đậm trong đoạn văn sau và cột phù hợp:
Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là ghê gớm, có thể đứng đầu thiên hạ rồi
Phương pháp: Trực quan, Kẻ bảng Lời giải:
Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 1
|
Câu văn nào là lời độc thoại của nhân vật “tôi”? Tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Em căn cứ vào yếu tố nào để xác định ngôi kể? Lời nói của mẹ Dế Mèn thể hiện những cảm xúc gì sau khi nghe con kể lại những thử thách đã trải qua?
Những câu văn nào thể hiện cảm giác ngạc nhiên của hoàng tử bé khi nhìn thấy cả một vườn hoa hồng? Tìm và giải thích nghĩa của ba từ láy trong đoạn trích.
Nhân vật nào giữ vai trò chủ động trong cuộc đối thoại trên? Vô trong vô hình là yếu tố thường đi trước một yếu tố khác, có nghĩa là “không, không có”. Hãy tìm một số từ có yếu tố vô được dùng theo cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó