Giải Bài tập 4 trang 31 - Bài 5 - SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Kết nối tri thứcNêu các chi tiết miêu tả lòng hang Én. Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn sau: Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én” Trả lời câu hỏi Bài tập 4 trang 31 SBT Văn 6 Kết nối tri thức Đọc lại văn bản Hang Én (từ Lòng hang Én phía trước, nơi rộng nhất khoảng 110m2 đến trần hang cao hàng trăm mét) trong SGK (tr. 116) và trả lời các câu hỏi Câu 1 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Nêu các chi tiết miêu tả lòng hang Én Phương pháp: Đọc và liệt kê các thông tin Lời giải: Để nêu đầy đủ các chi tiết miêu tả lòng hang Én, em hãy liệt kê các thông tin về độ rộng của hang, độ cao của trần hang và vẻ đẹp của nó, cửa hang, dòng chảy của con sông ngắm trong hang cùng dòng nước và bờ cát... Câu 2 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Các từ ngữ thánh đường, giếng trời, khí trời, ánh sáng, bờ sông, cát mịn, bãi tắm làm cho hang Én giống như không gian sống lí tưởng của con người. Đoạn văn này có mối liên hệ như thế nào với ý “Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người" ở đoạn văn trước đó? Phương pháp: Đọc hiểu văn bản Lời giải: Các từ ngữ thônh đường, giếng trời, khi trời, ánh sáng, bở sông, cát mịn, bãi tắm gợi cho người đọc ấn tượng về một khung cảnh tuyệt đẹp, nguyên sơ, tươi mát, tinh khôi, là nơi con người có thể trừ ấn an toàn, Đoạn văn này làm rõ hơn, cụ thế hơn ý “Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người” ở đoạn văn trước đó, giải thích vì sao hang Én giống “cái tổ” mà du khách gặp được giửa rừng nguyên sinh. Câu 3 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Vì sao có thể nói chi tiết về người A-rem đã làm tăng thêm vẻ hoang sơ của hang Én? Phương pháp: Đọc hiểu văn bản Lời giải: Chi tiết về người A-rem đã làm tăng thêm vẻ hoang sơ của hang Én. Dấu vết người xưa từ trong kí ức làm tăng thêm độ sâu thẳm của thời gian và vẻ kì bí của không gian. Câu 4 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) So sánh Hang Én với Cô Tô để thấy sự khác biệt trong hứng thú khám phá của các tác giả. Phương pháp: Đọc hiểu 2 văn bản Hang Én và Cô Tô để có dữ liệu so sánh Lời giải: So sánh Hang Én với Cô Tô để thấy sự khác biệt trong hứng thú khám phá của hai tác giả: ở Cô Tô, tác giả Nguyễn Tuân hứng thú với những cảnh sắc kì thú và trải nghiệm cuộc sống đời thường nơi đảo xa; ở Hang Én, tác giả Hà My lại hứng thủ với sự hoang sơ và kì bí của thiên nhiên. Câu 5 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn sau: Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én” Phương pháp: Vận dụng kiến thức về dấu ngoặc kép để làm bài Lời giải: Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn là dùng để đánh dấu tên lễ hội. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 5
|
Tác giả dùng những đại từ nào để chỉ người kể chuyện trong đoạn trích? Chỉ ra những cụm từ cho thấy người kể chuyện trực tiếp tham gia vào hành trình thăm tháp Khương Mỹ. Nêu chi tiết có thể giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của tháp Khương Mỹ.
Người kể chuyện đã “gặp” dòng Cổ Chiên theo những cách nào? Cảnh sầm uất, nhộn nhịp trên dòng Cổ Chiên và hình ảnh “một đường chỉ màu xanh nhỏ bé” trên bản đồ gợi cho em suy nghĩ gì?
Tác giả viết kí thường ghi lại cảm nhận của chính mình khi trực tiếp đến thăm những vùng đất. Trong đoạn trích về Mỹ Sơn, tác giả ghi lại cảm nhận về điều gì? Đọc đoạn trích, em hình dung như thế nào về Thánh địa Mỹ Sơn? Nếu có thể, em hãy vẽ một bức tranh về Mỹ Sơn.
Tác giả về thăm “miền quê châu thổ Cửu Long” vào thời điểm nào? Miền quê châu thổ sau mùa lũ có gì đặc biệt? Tìm các trường hợp dùng dấu ngoặc kép trong đoạn trích và nêu công dụng trong từng trường hợp.