Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Bài tập 4 trang 7 - Bài 1 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thức

Bài tập 4 trang 7 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 1 - Câu chuyện của lịch sử, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Qua cách hành xử của vua Quang Trung đối với Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Ngô Thì Nhậm, em cảm nhận được vẻ đẹp gì của người anh hùng này?

Bài tập 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Đọc đoạn trích từ “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính” đến “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân số ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng Chạp.” trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (SGK, tr. 19 – 20) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (trang 7, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

Các sự việc trong đoạn trích được kể theo trình tự như thế nào?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích theo yêu cầu đề bài, chú ý cách sắp xếp thứ tự các sự kiện

Lời giải:

Các sự việc trong đoạn trích được kể theo trình tự thời gian, việc nào diễn ra trước thì kể trước, việc nào diễn ra sau thì kể sau.

Câu 2 (trang 7, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Theo em, câu nói của vua Quang Trung trong văn bản này có điểm gì tương đồng với lời của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác”? Điểm tương đồng đó cho thấy điều gì ở các bậc anh hùng hào kiệt của nước ta trong các thời kì lịch sử?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

- Phương pháp so sánh với Bình Ngô đại cáo

Lời giải:

Câu nói của Nguyễn Huệ gợi nhắc tới câu của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo. Ta dễ nhận thấy tư tưởng của Nguyễn Trãi với Quang Trung có nhiều điểm tương đồng: Cả hai đều khẳng định sự tồn tại độc lập, bình đẳng của một quốc gia phương Nam trước quốc gia phương Bắc; khẳng định ở nước ta đời nào cũng có anh hùng hào kiệt. Qua đây, ta cảm nhận được phẩm chất của những anh hùng trong các thời kì lịch sử khác nhau: đó là tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.

Câu 3 (trang 7, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

Qua cách hành xử của vua Quang Trung đối với Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Ngô Thì Nhậm, em cảm nhận được vẻ đẹp gì của người anh hùng này?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Ta thấy Quang Trung là người sáng suốt, nhạy bén trong việc nhìn người và dùng người. Ông hiểu được điểm mạnh cũng như điểm yếu của các tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc; biết nhu biết cương nên làm cho tướng sĩ kính phục và một lòng trung thành

Câu 4 (trang 7, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

“Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn”. Theo em, việc vua Quang Trung dùng từ lương tri, lương năng để nói với các tướng sĩ nhằm mục đích gì?

Phương pháp:

- Đọc kĩ lời nói nhân vật và phần chú thích

- Áp dụng kiến thức từ Hán Việt

Lời giải:

Từ lương tri được dùng để chỉ người có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai; còn từ lương năng là để chỉ người có phẩm cách tốt đẹp. Như vậy, với việc dùng từ lương tri, lương năng, vua Quang Trung muốn khẳng định: tất cả các tướng lĩnh, quân sĩ đều là những người biết phải trái, đúng sai, đều là những người có lương tâm, biết yêu nước, thương dân. Dùng cách nói này, vua Quang Trung đã khích lệ được lòng tự trọng, tinh thần tự tôn dân tộc của quân sĩ.

Câu 5 (trang 7, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

Qua đoạn trích, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi miêu tả nhân vật này?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản, rút ra nhận xét khái quát

Lời giải:

- Vua Quang Trung là người mạnh mẽ, quyết đoán; sáng suốt, nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch, ta. Ông biết cách khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, tài ăn nói khiến người khác phải nể phục, trung thành. Tầm nhìn chiến lược, tài năng và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của vua Quang Trung đã góp phần làm nên chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh.

- Qua đoạn trích, ta cũng cảm nhận được thái độ của các tác giả: Ca ngợi trí tuệ và phẩm chất đẹp đẽ của vua Quang Trung; từ đó bộc lộ sự kính trọng, nể phục tài năng của ông.

Sachbaitap.com

  • Giải Bài tập 5 trang 7 - Bài 1 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thức

    Giải Bài tập 5 trang 7 - Bài 1 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thức

    Bài tập 5 trang 7 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 1 - Câu chuyện của lịch sử, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Hãy cho biết hai người lính đã bàn tán những gì về Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng. Khi nghe những lời bàn tán về mình, Đoan Quốc công đã có phản ứng như thế nào? Từ đó, em hiểu thêm gì về tính cách của nhân vật này?

  • Giải Bài tập 6 trang 8 - Bài 1 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thức

    Giải Bài tập 6 trang 8 - Bài 1 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thức

    Bài tập 6 trang 8 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 1 - Câu chuyện của lịch sử, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết sinh động để miêu tả tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân đội nhà Trần. Hãy phân tích một chi tiết mà em có ấn tượng mạnh nhất.

  • Giải Bài tập 7 trang 10 - Bài 1 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thức

    Giải Bài tập 7 trang 10 - Bài 1 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thức

    Bài tập 7 trang 10 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 1 - Câu chuyện của lịch sử, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Dựa vào nội dung của đoạn trích, hãy cho biết ý nào sau đây KHÔNG khái quát đúng bản chất của quân xâm lược nhà Minh?

  • Giải Bài tập 1 trang 12 viết - Bài 1 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thức

    Giải Bài tập 1 trang 12 viết - Bài 1 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thức

    Bài tập 1 trang 12 viết - Bài 1 - Câu chuyện của lịch sử, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Em hãy nêu một số đề tài có thể viết theo yêu cầu của kiểu bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá)