Giải Bài tập 5 trang 21 - Bài 3 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thứcBài tập 5 trang 21 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời núi sông, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp nữa? Bài tập 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT Đọc văn bản Chiếu dời đô trong SGK (tr. 78 – 79) và trả lời các câu hỏi: Câu 1 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Văn bản Chiếu dời đô gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần. Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Phần 1: (Từ đầu đến ”không dời đổi”) Lí do cần dời đô Phần 2: (Từ ”Huống gì thành Đại La” đến ”đế vương muôn đời”) Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô mới Phần 3: (Còn lại) Lấy ý kiến về quyết định dời đổi Câu 2 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua đời xưa ở Trung Quốc nhằm mục đích gì? Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích - Đưa ra nhận xét khái quát Lời giải: – Tác giả viện dẫn các cuộc dời đô trong lịch sử Trung Quốc đã mang lại sự bền vững, hưng thịnh cho triều đại, cho quốc gia làm bằng chứng khẳng định việc dời đô là điều tất yếu, hợp đạo lí. – Trong thực tế, không phải cuộc dời đô nào trong lịch sử cũng thành công. Tác giả không viện dẫn các cuộc dời đô thất bại, khiến cho triều đại suy vong, quốc gia loạn li để làm bằng chứng, chính là để thể hiện quyết tâm dời đô của ông. Câu 3 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp nữa? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: - Hai nhà Đinh, Lê đã không tuân theo quy luật, không học theo đạo lí đã được chứng minh là đúng đắn để thực hiện việc dời đô: + Tự làm theo ý mình; + Coi thường mệnh trời; + Không noi theo nhà Thương, nhà Chu. - Đóng đô ở Hoa Lư thì không nhận được kết quả tốt đẹp: + Triều đại không hưng thịnh; + Vận nước ngắn ngủi; + Nhân dân khốn khó; + Muôn vật không thích nghi. Câu 4 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định thành Đại La xứng đáng là nơi đóng đô? Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích - Phương pháp liệt kê Lời giải: - Thành Đại La là nơi Cao Biền chọn làm nơi đóng lị sở để cai quản. - Có địa thế tốt: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây; tiện hướng nhìn sông dựa núi. - Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên: đất đai rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng; không bị lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi. - Có vị trí địa chính trị, văn hoá trọng yếu: chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước. Câu 5 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Là một văn bản nghị luận, những điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu dời đô? Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích - Áp dụng kiến thức Lập luận trong văn nghị luận Lời giải: Các ý kiến bàn luận trong tác phẩm Chiếu dời đô có tính thuyết phục vì: - Về nội dung, Chiếu dời đô có sự kết hợp nhuần nhị giữa lí trí và cảm xúc. + Lí trí: chứng cứ phong phú, rõ ràng (đều được ghi nhận trong sử sách và trong thực tế); lập luận mạch lạc, chặt chẽ (trình bày theo trật tự thời gian trước – sau; trình bày tách bạch nguyên nhân nên dời đô khỏi Hoa Lư, nên đóng đô ở Đại La). + Cảm xúc: thuận theo ý trời, lòng dân, tôn trọng ý kiến của bề tôi (hỏi ý kiến: "Các khanh nghĩ thế nào?”); lấy tình cảm thương dân và vì dân làm cơ sở cho việc dời đô. - Về nghệ thuật: + Dùng câu văn biền ngẫu có sự hỗ ứng, đăng đối giữa hai vế. + Sử dụng kết hợp câu văn biền ngẫu với câu văn xuôi, kết hợp ngắt nhịp dài ngắn phù hợp khiến nhịp điệu câu văn sinh động, giàu sức truyền cảm. + Sử dụng cách diễn đạt giàu hình ảnh. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3
|
Bài tập 6 trang 21 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Dựa vào đâu để xác định Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận?
Bài tập 7 trang 22 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về truyền thống của nhân dân Việt Nam?
Bài tập 8 trang 23 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Trong câu “Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, từ chối tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình”, cụm từ vì thế đặt ở đầu câu có tác dụng gì?
Bài tập 9 trang 25 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Quan điểm của tác giả có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước trong thời đại mới?