Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải SGK Toán 11 trang 30 Kết Nối Tri Thức tập 1

Giải bài 1.15, 1.16, 1.17, 1.18, 1.19 trang 30 SGK Toán lớp 11 Kết Nối Tri Thức tập 1. Tìm tập xác định của các hàm số sau:

Bài 1.15 trang 30 SGK Toán 11 tập 1 - Kết Nối Tri Thức

Tìm tập xác định của các hàm số sau:

a) \(y = \frac{{1 - \cos x}}{{\sin x}}\);                                     

b) \(y = \sqrt {\frac{{1 + \cos x}}{{2 - \cos x}}} .\)

Phương pháp:

Hàm số xác định khi  biểu thức trong căn lớn hơn hoặc bằng 0

Lời giải:

Bài 1.16 trang 30 SGK Toán 11 tập 1 - Kết Nối Tri Thức

Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau:

a) \(y = \sin 2x + \tan 2x\);                    b) \(y = \cos x + {\sin ^2}x\);

c) \(y = \sin x\cos 2x\);                          d) \(y = \sin x + \cos x\).

Phương pháp:

Sử dụng định nghĩa về hàm số chẵn, lẻ

Lời giải:

b) Tập xác định của hàm số y = f(x) = cos x + sin2 x là D = ℝ.

Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.

Ta có: f(– x) = cos (– x) + sin2 (– x) = cos x + (– sin x)2 = cos x + sin2 x = f(x), ∀ x ∈ D.

Vậy y = cos x + sin2 x là hàm số chẵn.

c) Tập xác định của hàm số y = f(x) = sin x cos 2x là D = ℝ.

Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.

Ta có: f(– x) = sin (– x) . cos (– 2x) = – sin x . cos 2x = – f(x), ∀ x ∈ D.

Vậy y = sin x cos 2x là hàm số lẻ.

d) Tập xác định của hàm số y = f(x) = sin x + cos x là D = ℝ.

Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.

Ta có: f(– x) = sin (– x) + cos (– x) = – sin x + cos x ≠ – f(x).

Vậy y = sin x + cos x là hàm số không chẵn, không lẻ.

Bài 1.17 trang 30 SGK Toán 11 tập 1 - Kết Nối Tri Thức

Tìm tập giá trị của các hàm số sau:

a) \(y = 2\sin \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) - 1\);                   

b) \(y = \sqrt {1 + \cos x}  - 2\);

Phương pháp:

Tập giá trị của hàm số là tập min – max của hàm số trên tập xác định

Lời giải:

Bài 1.18 trang 30 SGK Toán 11 tập 1 - Kết Nối Tri Thức

Từ đồ thị của hàm số \(y = \tan x\), hãy tìm các giá trị x sao cho \(\tan x = 0.\)

Phương pháp:

Quan sát đồ thị \(y = \tan x\) ta thấy hàm số tuần hoàn với chu kỳ \(\pi \)

Lời giải:

Ta có đồ thị của hàm số y = tan x như hình vẽ dưới đây.

Ta có tan x = 0 khi hàm số y = tan x nhận giá trị bằng 0 ứng với các điểm x mà đồ thị giao với trục hoành. Từ đồ thị ở hình trên ta suy ra y = 0 hay tan x = 0 khi x = kπ, k ∈ ℤ. 

Bài 1.19 trang 30 SGK Toán 11 tập 1 - Kết Nối Tri Thức

Giả sử khi một cơn sóng biến đi qua một cái cọc ở ngoài khơi, chiều cao của nước được mô hình hóa bởi hàm số \(h\left( t \right) = 90\cos \left( {\frac{\pi }{{10}}t} \right)\), trong đó h(t) là độ cao tính bằng centimet trên mực nước biển trung bình tại thời điểm giây.

a) Tìm chu kì của sóng.

b) Tìm chiều cao của sóng, tức là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa đáy và đỉnh của sóng.

Phương pháp:

Sử dụng công thức chu kỳ sóng, chiều cao của sóng

Lời giải:

a) Chu kỳ của sóng \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{\frac{\pi }{{10}}}} = 20\;\left( s \right)\)

b) Vì \( - 1 \le \cos \left( {\frac{\pi }{{10}}t} \right) \le 1\;\;\;\;\; \Rightarrow  - 90 \le 90\cos \left( {\frac{\pi }{{10}}t} \right) \le 90\)

Vậy chiều cao của sóng theo phương thẳng đứng là: \(90 + 90 = 180\;\left( {cm} \right)\)

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 3. Hàm số lượng giác