Giải SGK Toán 4 trang 123 Luyện tập chungGiải bài 1, 2, 3, 4 trang 123 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 tập 2, bài luyện tập chung - 1. Bài 3. Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn: Kiến thức cần nhớ: - So sánh hai phân số cùng mẫu số: Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn. - So sánh hai phân số cùng tử số: Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn. - So sánh phân số với 1: + Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1. + Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1. Bài 1 trang 123 SGK Toán 4 tập 2 Câu hỏi: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: \(\dfrac{9}{14}\, ... \, \dfrac{11}{14}\) \(\dfrac{4}{25}\, ... \,\dfrac{4}{23}\) \(\dfrac{14}{15}\, ... \, 1\) \(\dfrac{8}{9}\, ... \,\dfrac{24}{27}\) \(\dfrac{20}{19}\, ... \,\dfrac{20}{27}\) \(1\, ... \,\dfrac{15}{14}\) Lời giải: \(\dfrac{9}{14} < \dfrac{11}{14}\) \(\dfrac{4}{25} < \dfrac{4}{23}\) \(\dfrac{14}{15}<1\) \(\dfrac{8}{9}= \dfrac{24}{27}\) \(\dfrac{20}{19} > \dfrac{20}{27}\) \(1<\dfrac{15}{14}\) Bài 2 trang 123 SGK Toán 4 tập 2 Câu hỏi: Với hai số tự nhiên 3 và 5, hãy viết: a) Phân số bé hơn 1; b) Phân số lớn hơn 1. Lời giải: a) Phân số bé hơn 1 là: \(\dfrac{3}{5}\). b) Phân số lớn hơn 1 là:\(\dfrac{5}{3}\). Bài 3 trang 123 SGK Toán 4 tập 2 Câu hỏi: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn: a) \(\dfrac{6}{11};\dfrac{6}{5};\dfrac{6}{7}\) b) \(\dfrac{6}{20};\dfrac{9}{12};\dfrac{12}{32}\) Lời giải: a) Ta có: \(\dfrac{6}{11}< \dfrac{6}{7}< \dfrac{6}{5}.\) Vậy các phân số đã cho sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\dfrac{6}{11};\dfrac{6}{7};\dfrac{6}{5}.\) b) Rút gọn phân số : \(\dfrac{6}{20}=\dfrac{6:2}{20:2}=\dfrac{3}{10}\) \(\dfrac{9}{12}=\dfrac{9:3}{12:3}=\dfrac{3}{4}\) \(\dfrac{12}{32}=\dfrac{12:4}{32:4}=\dfrac{3}{8}\) Vì \(\dfrac{3}{10} < \dfrac{3}{8} < \dfrac{3}{4}\) nên \(\dfrac{6}{20}<\dfrac{12}{32}<\dfrac{9}{12}.\) Vậy các phân số đã cho sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\dfrac{6}{20};\dfrac{12}{32};\dfrac{9}{12}.\) Bài 4 trang 123 SGK Toán 4 tập 2 Câu hỏi: Tính a) \(\dfrac{2×3×4×5}{3×4×5×6}\) b) \(\dfrac{9×8×5}{6×4×15}\) Lời giải: a) \(\dfrac{2×\not{3}×\not{4}×\not{5}}{\not{3}×\not{4}×\not{5}×6}= \dfrac{2}{6}\) = \(\dfrac{1}{3}\) b) \(\dfrac{9×8×5}{6×4×15} \)\(= \dfrac{\not{3}×\not{3}×\not{2}×\not{4}×\not{5}}{\not{3}×\not{2}×\not{4}×\not{3}×\not{5}}= 1\) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG IV: PHÂN SỐ - CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ. GIỚI THIỆU HÌNH THOI
|
Giải bài 1, 2 trang 123, bài 3, 4, 5 trang 124 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 tập 2, bài luyện tập chung - 2. Bài 1. Tìm chữ số thích hợp để viết vào chỗ chấm sao cho: a) 75... chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Giải bài 1 trang 124, bài 2, 3 trang 125 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 tập 2, bài luyện tập chung - 3. Bài 3. Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 12cm, chiều rộng 5cm. Nối đỉnh A với trung điểm N của cạnh DC. Nối đỉnh C với trung điểm M của cạnh AB.
Giải 1, 2, 3 trang 126 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 tập 2, bài Phép cộng phân số. Bài 2. Tính chất giao hoán, Viết tiếp vào chỗ chấm:
Giải 1, 2, 3 trang 127 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 tập 2, bài Phép cộng phân số (Tiếp theo). Bài 3. Một xe ô tô giờ đầu chạy được 3/8 quãng đường, giờ thứ hai chạy được 2/7 quãng đường. Hỏi sau hai giờ ô tô chạy được bao nhiêu phần của quãng đường?