Giải SGK Toán 8 Cánh Diều tập 2 trang 43, 44Giải bài 1, 2 trang 43, bài 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 44 SGK Toán lớp 8 Cánh Diều tập 2. Hình tam giác và hình chữ nhật ở Hình 3 có cùng chu vi. Viết phương trình biểu thị sự bằng nhau của chu vi hình tam giác, hình chữ nhật đó và tìm (x). Bài 1 trang 43 SGK Toán 8 - Cánh Diều tập 2 Kiểm tra xem số nào là nghiệm của phương trình tương ứng sau đây. a) \(3x + 9 = 0\) với \(x = 3;\,\,x = - 3\). b) \(2 - 2x = 3x + 1\) với \(x = - \frac{1}{5};\,\,x = \frac{1}{5}\). Phương pháp: Thay các giá trị của \(x\) vào phương trình và so sánh hai vế. Nếu giá trị của hai vế bằng nhau thì \(x\) là nghiệm của phương trình. Lời giải: a) Thay x = 3 vào vế trái của phương trình ta có: 3.3 + 9 = 9 + 9 = 18 ≠ 0. Vậy x = 3 không là nghiệm của phương trình 3x + 9 = 0. Thay x = ‒3 vào vế trái của phương trình ta có: 3.(‒3) + 9 = ‒9 + 9 = 0 Vậy x = ‒3 là nghiệm của phương trình 3x + 9 = 0.
Bài 2 trang 43 SGK Toán 8 - Cánh Diều tập 2 Tìm chỗ sai trong mỗi lời giải sau và giải lại cho đúng: a) \(\begin{array}{l}5 - \left( {x + 8} \right) = 3x + 3\left( {x - 9} \right)\\\,\,\,\,5 - x + 8 = 3x + 3x - 27\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,13 - x = 6x - 27\\\,\,\,\,\, - x - 6x = - 27 + 13\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 7x = - 14\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \left( { - 14} \right):\left( { - 7} \right)\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 2.\end{array}\) Vậy phương trình có nghiệm \(x = 2\). b) \(\begin{array}{l}3x - 18 + x = 12 - \left( {5x + 3} \right)\\\,\,\,\,\,\,\,4x - 18 = 12 - 5x - 3\\\,\,\,\,\,\,\,4x + 5x = 9 - 18\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,9x = - 9\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \left( { - 9} \right):9\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = - 1.\end{array}\) Vậy phương trình có nghiệm \(x = - 1\). Phương pháp: Sử dụng các quy tắc đã học để giải phương trình và tìm ra lỗi sai trong bài. Lời giải: a) Khi bỏ dấu ngoặc (x + 8) trước dấu ngoặc là dấu trừ phải đổi dấu trong ngoặc đó. Vì vậy lời giải trên sai ở bước thứ hai. Ta có thể giải lại như sau: 5 ‒ (x + 8) = 3x + 3(x ‒ 9) 5 ‒ x ‒ 8 = 3x + 3x ‒ 27 ‒3 ‒ x = 6x ‒ 27 ‒x ‒ 6x = ‒27 + 3 ‒7x = ‒24 x = ‒24 : (‒7) b) Khi chuyển số hạng ‒18 từ vế trái sang vế phải, ta phải đổi dấu số hạng đó. Vì vậy, lời giải trên sai từ bước thứ ba. Ta có thể giải lại như sau: 3x ‒ 18 + x = 12 ‒ (5x + 3) 4x ‒ 18 = 12 ‒ 5x ‒ 3 4x + 5x = 9 + 18 9x = 27 x = 27 : 9 x = 3. Vầy phương trình có nghiệm x = 3. Bài 3 trang 44 SGK Toán 8 - Cánh Diều tập 2 Giải các phương trình sau:
a) \(6x + 4 = 0\);
b) \( - 14x - 28 = 0\);
c) \(\frac{1}{3}x - 5 = 0\);
d) \(3y - 1 = - y + 19\);
e) \( - 2\left( {z + 3} \right) - 5 = z + 4\);
g) \(3\left( {t - 10} \right) = 7\left( {t - 10} \right)\)
Phương pháp:
Dựa vào quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và quy tắc phá ngoặc để giải phương trình.Dựa vào quy tắc chuyển vế, quy tắc
nhân và quy tắc phá ngoặc để giải phương trình.
Lời giải:
a) 6x + 4 = 0 6x = ‒4 x = ‒4 : 6 b) ‒14x ‒ 28 = 0 ‒14x = 28 x = 28 : (‒14) x = ‒2. Vậy phương trình có nghiệm x = ‒2. x = 5 . 3 x = 15. Vậy phương trình có nghiệm x = 15. d) 3y ‒ 1 = ‒y + 19 3y + y = 19 + 1 4y = 20 y = 20 : 4 y = 5. Vậy phương trình có nghiệm y = 5. e) ‒2(z + 3) ‒ 5 = z + 4 ‒2z ‒ 6 ‒ 5 = z + 4 ‒2z ‒ z = 4 + 6 + 5 ‒3z = 15 z = 15 : (‒3) z = ‒5. Vậy phương trình có nghiệm z = ‒5 g) 3(t ‒ 10) = 7(t ‒ 10). 3t ‒ 30 = 7t ‒ 70 3t ‒ 7t = ‒ 70 + 30 ‒4t = ‒ 40 t = ‒ 40 : (‒4) t = 10 Vậy phương trình có nghiệm t = 10. Bài 4 trang 44 SGK Toán 8 - Cánh Diều tập 2 Giải các phương trình: a) \(\frac{{5x - 2}}{3} = \frac{{5 - 3x}}{2}\); b) \(\frac{{10x + 3}}{{12}} = 1 + \frac{{6 + 8x}}{9}\); c) \(\frac{{7x - 1}}{6} + 2x = \frac{{16 - x}}{5}\). Phương pháp: Dựa vào quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và quy tắc phá ngoặc để giải phương trình. Lời giải: 10x ‒ 4 = 15 ‒ 9x 10x + 9x = 15 + 4 19x = 19 x = 19 : 19 x = 1. Vậy phương trình có nghiệm x = 1. 35x ‒ 5 + 60x = 96 ‒ 6x 35x + 60x + 6x = 96 + 5 101x = 101 x = 101 : 101 x = 1. Vậy phương trình có nghiệm x = 1. Bài 5 trang 44 SGK Toán 8 - Cánh Diều tập 2 Tìm \(x\), biết tứ giác \(ABCD\) là hình vuông (Hình 2). Phương pháp: Dựa vào định nghĩa hình vuông có 4 cạnh bằng nhau để tìm \(x\). Lời giải: Do ABCD là hình vuông nên CD = BC hay 4x ‒ 2 = 2x + 8 Giải phương trình 4x ‒ 2 = 2x + 8 như sau: 4x ‒ 2 = 2x + 8 4x ‒ 2x = 8 + 2 2x = 10 x = 10 : 2 x = 5. Vậy x = 5. Bài 6 trang 44 SGK Toán 8 - Cánh Diều tập 2 Hình tam giác và hình chữ nhật ở Hình 3 có cùng chu vi. Viết phương trình biểu thị sự bằng nhau của chu vi hình tam giác, hình chữ nhật đó và tìm \(x\). Phương pháp: - Viết biểu thức tính chu vi hình tam giác và biểu thức tính chu vi hình chữ nhật. - Viết phương trình thể hiện sự bằng nhau của chu vi hai hình. Lời giải: Chu vi hình tam giác là: x + 4 + x + 2 + x + 5 = 3x + 11. Chu vi hình chữ nhật là: (x + 1 + x + 3) . 2 = (2x + 4) . 2 = 4x + 8 Do chu vi hình tam giác bằng chi vi hình chữ nhật nên ta có phương trình:
3x + 11 = 4x + 8. Vậy phương trình biểu thị sự bằng nhau của chu vi hình tam giác, hình chữ nhật đó là 3x + 11 = 4x + 8. Giải phương trình trên như sau: 3x + 11 = 4x + 8. 3x ‒ 4x = 8 ‒ 11 ‒x = ‒3 x = 3 Vậy x = 3. Bài 7 trang 44 SGK Toán 8 - Cánh Diều tập 2 Trong phòng thí nghiệm, chị Loan sử dụng cân Roberval để cân: bên đĩa thứ nhất đặt một quả cân nặng 500 g; bên đĩa thứ hai đặt hai vật cùng cân nặng \(x\) g và ba quả cân nhỏ, mỗi quả cân đó nặng 50 g. Chị Loan thấy cân thăng bằng. Viết phương trình biểu thị sự thăng bằng của cân khi đó. Phương pháp: - Viết biểu thức biểu thị cân nặng ở mỗi đĩa. - Viết phương trình biểu thị sự thăng bằng của cân. Lời giải: Số cân nặng đặt bên đĩa thứ nhất là: 500 (g). Số cân nặng đặt bên đĩa thứ hai là: 2x+3.50 = 2x + 150(g). Phương trình ẩn x biểu thị sự thăng bằng của cân khi đó là: 500 = 2x + 150.
Bài 8 trang 44 SGK Toán 8 - Cánh Diều tập 2 Hình 4 mô tả một đài phun nước. Tốc độ ban đầu của nước là 48 ft/s (ft là một đơn vị đo độ dài với 1 ft = 0,3048 m). Tốc độ \(v\) (ft/s) của nước tại thời điểm \(t\) (s) được cho bởi công thức \(v = 48 - 32t\). Tìm thời gian để một giọt nước đi từ mặt đài phun nước đến khi đạt độ cao tối đa. Phương pháp: - Tính \(t\) lúc giọt nước ở mặt đài phun nước. - Tính \(t\) lúc giọt nước đạt độ cao tối đa. - Tính thời gian để giọt nước đi từ mặt đài phun nước đến khi đạt độ cao tối đa. Lời giải: Khi nước đạt đến độ cao tối đa thì v= 0 ft/s. Suy ra tại thời điểm nước đạt đến độ cao tối đa ta có phương trình: 48−32t=0. Giải phương trình trên như sau:
48−32t=0 ‒32t = ‒ 48 t = ‒48 : (‒32) t = 1,5 Vậy thời gian để nước đi từ mặt đài phun nước đến khi đạt được độ cao tối đa là 1,5 s. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1. Phương trình bậc nhất một ẩn
|
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 49 SGK Toán lớp 8 Cánh Diều tập 2. Một xe ô tô tải đi từ Cần Thơ đến Bạc Liêu với tốc độ trung bình là 42km/h. Sau đó 45 phút, trên cùng tuyến đường, một xe taxi cũng xuất phát đi từ Cần Thơ đến Bạc Liêu với tốc độ trung bình là 60km/h và đến Cần Thơ cùng lúc với xe ô tô tải. Tính quãng đường mà xe ô tô tải đã đi từ Cần Thơ đến Bạc Liêu.