Giải SGK Toán 8 trang 64, 65 Cánh Diều tập 1Giải bài 1, 2, 3 trang 64, bài 4, 5, 6, 7 trang 65 SGK Toán lớp 8 Cánh Diều tập 1. Điểm M (a; b) thuộc góc phần tư nào trong mỗi trường hợp sau: Bài 1 trang 64 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh Diều Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Điểm thuộc trục hoành có tung độ bằng 0. b) Điểm thuộc trục hoành có hoành độ bằng 0. c) Điểm thuộc trục tung có tung độ bằng 0. d) Điểm thuộc trục tung có hoành độ bằng 0. Phương pháp: Các điểm đặc biệt trong mặt phẳng tọa độ Lời giải: • Các điểm nằm trên trục hoành đều có tung độ bằng 0 nên khẳng định a) đúng. • Các điểm nằm trên trục hoành thì điểm đó có tọa độ (a; 0) với a là giá trị bất kì. Do đó khẳng định b) sai. • Các điểm nằm trên trục tung thì điểm đó có tọa độ (0; b) với b là giá trị bất kì. Do đó khẳng định c) sai. • Các điểm nằm trên trục tung đều có hoành độ bằng 0 nên khẳng định d) đúng. Bài 2 trang 64 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh Diều Điểm M (a; b) thuộc góc phần tư nào trong mỗi trường hợp sau: a) a>0; b>0 b) a>0; b<0 c) a<0; b>0 d) a<0; b<0 Phương pháp: Quan sát các góc phần tư có trong hình sau về giá trị của tung độ, giá trị của hoành độ. Lời giải: a) Với a > 0, b > 0 thì điểm M(a; b) thuộc góc phần tư thứ nhất. b) Với a > 0, b < 0 thì điểm M(a; b) thuộc góc phần tư thứ tư. c) Với a < 0, b > 0 thì điểm M(a; b) thuộc góc phần tư thứ hai. d) Với a < 0, b < 0 thì điểm M(a; b) thuộc góc phần tư thứ ba. Bài 3 trang 64 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh Diều Xác định tọa độ điểm A trong mỗi trường hợp sau: a) Hoành độ bằng -3 và tung độ bằng 5. b) Hoành độ bằng -2 và nằm trên trục hoành. c) Tung độ bằng -4 và nằm trên trục tung. Phương pháp: Điểm A (x; y) khi đó x là hoành độ, y là tung độ Điểm A nằm trên trục hoành thì y = 0 Điểm A nằm trên trục tung thì x = 0 Lời giải: a) Điểm A có hoành độ bằng – 3 và tung độ bằng 5 nên tọa độ điểm A là A(– 3; 5); b) Điểm A có hoành độ bằng –2 và nằm trên trục hoành nên tọa độ điểm A là A(– 2; 0); c) Điểm A có tung độ bằng – 4 và nằm trên trục tung nên tọa độ điểm A là A(0; – 4). Bài 4 trang 65 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh Diều Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nêu cách xác định điểm A(-3; -5). Phương pháp: - Xác định các điểm trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox. - Xác định các điểm trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy. Hai đường thẳng trên cắt nhau tại điểm cần xác định Lời giải: Xác định điểm A(– 3; – 5): Qua điểm – 3 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox. Qua điểm − 5 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy. Hai đường thẳng trên cắt nhau tại điểm A(– 3; – 5).
Điểm A biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ như sau: Bài 5 trang 65 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh Diều Cho tam giác ABC như hình 12
a) Xác định tọa độ các điểm A, B, C b) Tam giác ABC có là tam giác vuông hay không? c) Xác định tọa độ điểm D để tứ giác ABCD là hình chữ nhật Phương pháp: Quan sát hình 12 Lời giải: a) Dóng các điểm A, B, C lên hai trục Ox, Oy ta có tọa độ các điểm A, B, C là A(– 2; 3), B(– 2; 0), C(2; 0). b) Hình chiếu của điểm A trên trục hoành là điểm – 2 trên trục Ox. Mà điểm B cũng có hoành độ bằng – 2 nên AB ⊥ BC. • Qua điểm A, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy. • Qua điểm C, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox. Hai đường thẳng này cắt nhau tại điểm D. • AD cắt trục Oy tại điểm 3 nên điểm D có tung độ bằng 3. • CD cắt trục Ox tại điểm 2 nên điểm D có hoành độ bằng 2. Do đó, tọa điểm D là D(2; 3). Bài 6 trang 65 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh Diều Nhập địa điểm “chợ Bến Thành” trên trang http://google.com/maps, sau đó nháy chuột phải vào địa điểm đó trên bản đồ ta được thông tin về kinh độ, vĩ độ như hình 13. Hãy viết tọa độ địa lí của chợ bến thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Hãy viết tọa độ địa lí của chợ Bến Thành thuộc thành phố Hồ chí Minh.
Phương pháp: Quan sát hình 13 xác định tọa độ của chợ Bến Thành Lời giải: Thực hiện các bước theo yêu cầu bài toán ta được thông tin về kinh độ, vĩ độ. Do đó, tọa độ địa lí của chợ Bến Thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh là (10,77211; 106,69827). Bài 7 trang 65 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh Diều Nhiệt độ dự báo tại một số điểm trong ngày 25/5/2022 ở Thành Phố Hồ Chí Minh được cho bởi Hình 14 a) Viết hàm số dạng bảng biểu thị nhiệt độ dự báo y (oC) tại thời điểm x(h) ở thành phố Hồ Chí Minh. b) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, biểu diễn các điểm có tọa độ là các cặp số (x; y) tương ứng như ở bảng trên. c) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, điểm M(15; 24) có thuộc đồ thị hàm số cho bởi bảng trên hay không? Vì sao?
Phương pháp: Quan sát hình 14 lập bảng nhiệt độ Lời giải: a) Quan sát Hình 14, ta thấy: • Tại x = 13 h thì y = 33°C; • Tại x = 14 h thì y = 28°C; • Tại x = 15 h thì y = 28°C; • Tại x = 16 h thì y = 28°C; Hàm số dạng bảng biểu thị nhiệt độ dự báo y (°C) tại thời điểm x (h) ở Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
b) Ta biểu diễn các điểm A(13; 33); B(14; 28); C(15; 28); D(16; 28) trong mặt phẳng tọa độ Oxy như sau: c) Theo bảng biểu diễn ở câu a: khi x = 15 thì y = 28. Do đó, điểm M(15; 24) không thuộc đồ thị của hàm số. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số
|
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 70 SGK Toán lớp 8 Cánh Diều tập 1. Xác định hệ số của x, hệ số tự do trong mỗi hàm số bậc nhất sau. a) Viết công thức biểu thị tổng số tiền y (đồng) bạn Dương cần phải trả cho việc gửi xe đạp và mua x quyển vở. Hỏi y có phải là hầm số bậc nhất của x hay không?