Giải Toán 7 trang 118 Cánh Diều tập 2Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK Toán lớp 7 cánh diều tập 2. Cho tam giác ABC có H là trực tâm, H không trùng với đỉnh nào của tam giác. Nêu một tính chất của cặp đường thẳng: Bài 1 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Cho tam giác ABC có H là trực tâm, H không trùng với đỉnh nào của tam giác. Nêu một tính chất của cặp đường thẳng: a) AH và BC; b) BH và CA; c) CH và AB. Phương pháp: Trực tâm của tam giác là giao điểm của ba đường cao của tam giác đó. Lời giải: a) H là trực tâm của tam giác ABC nên AH ⊥ BC. b) H là trực tâm của tam giác ABC nên BH ⊥ CA. c) H là trực tâm của tam giác ABC nên CH ⊥ AB. Bài 2 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Cho tam giác ABC. Vẽ trực tâm H của tam giác ABC và nhận xét vị trí của nó trong các trường hợp sau: a) Tam giác ABC nhọn; b) Tam giác ABC vuông tại A; c) Tam giác ABC có góc A tù. Phương pháp: Vẽ trực tâm H của tam giác ABC trong từng trường hợp và nhận xét. (Trực tâm là giao điểm của ba đường cao của tam giác đó). Lời giải: a) Ta có hình vẽ sau: Ta thấy H nằm trong tam giác ABC. b) Ta có hình vẽ sau: Ta thấy trong tam giác ABC: AB ⊥ AC, AC ⊥ AB. Do đó AB và AC là hai đường cao của tam giác ABC. Mà AB cắt AC tại A nên A là trực tâm của tam giác ABC. Do đó A trùng H. c) Ta có hình vẽ sau: Ta thấy H nằm ngoài tam giác ABC. Bài 3 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Cho tam giác nhọn ABC và điểm D nằm trong tam giác. Chứng minh rằng nếu DA vuông góc với BC và DB vuông góc CA thì DC vuông góc với AB. Phương pháp: Ba đường cao của tam giác giao nhau tại một điểm. Lời giải:
Tam giác ABC có DA ⊥ BC, DB ⊥ CA. Mà DA cắt DB tại D nên D là trực tâm của tam giác ABC. Do đó DC ⊥ AB. Bài 4 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Cho tam giác nhọn ABC. Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H, \(\widehat {HCA} = 25^\circ \). Tính \(\widehat {BAC}\)và \(\widehat {HBA}\). Phương pháp: Tổng hai góc nhọn trong một tam giác vuông bằng 90°. Lời giải: Bài 5 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Trong Hình 139, cho biết AB // CD, AD // BC; H, K lần lượt là trực tâm các tam giác ABC và ACD. Chứng minh AK // CH và AH // CK. Phương pháp: Áp dụng tính chất: + Nếu \(a//b; a \bot c \) thì \(b \bot c\) + Nếu \(a \bot c; b \bot c\) thì \(a//b\) Lời giải: Do H là trực tâm của tam giác ABC nên CH ⊥ AB và AH ⊥ BC. Do K là trực tâm của tam giác ADC nên AK ⊥ CD và CK ⊥ AD. Do AB // CD nên AK ⊥ AB. Mà CH ⊥ AB nên AK // CH. Do AD // BC nên AH ⊥ AD. Mà CK ⊥ AD nên AH // CK. Bài 6 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Cho tam giác ABC có G là trọng tâm, H là trực tâm, I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực. Chứng minh rằng: a) Nếu tam giác ABC đều thì bốn điểm G, H, I, O trùng nhau; b) Nếu tam giác ABC có hai điểm trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều. Phương pháp: a) Trong tam giác đều: đường trung tuyến đồng thời là đường cao và đường phân giác. b) Chứng minh hai trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều: Chứng minh G và O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều. Lời giải: Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. b) Gọi M, N, P lần lượt là chân đường cao kẻ từ H đến BC, CA, AB. Khi đó HN ⊥ AC. Mà H là trực tâm của ∆ABC nên BH ⊥ AC. HN ⊥ AC, BH ⊥ AC nên B, H, N thẳng hàng. Xét ∆APH vuông tại P và ∆CMH vuông tại M có: Xét ∆HNA vuông tại N và ∆HNC vuông tại N có: HN chung. HA = HC (chứng minh trên). Do đó ∆HNA = ∆HNC (2 cạnh góc vuông). Suy ra AN = CN (2 cạnh tương ứng). Khi đó N là trung điểm của AC. HN ⊥ AC tại trung điểm N của AC nên HN là đường trung trực của đoạn thẳng AC. Mà B, H, N thẳng hàng nên B thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AC. Do đó BA = BC. Thực hiện tương tự, ta chứng minh được CA = CB. Do đó AB = BC = CA. Vậy tam giác ABC đều. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 13. Tính chất ba đường cao của tam giác - Toán 7 Cánh Diều
|
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 119, bài 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 trang 120 SGK Toán lớp 7 cánh diều tập 2. Cho Hình 142 có O là trung điểm của đoạn thẳng AB và O nằm giữa hai điểm M, N. Chứng minh: