Giải Toán 7 trang 14, 15 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1Giải bài 1.12, 1.13, 1.14, 1.15, 1.16, 1.17 trang 14, 15 SGK Toán lớp 7 kết nối tri thức tập 1. Bài 1.16. Tính giá trị của các biểu thức sau: Bài 1.12 trang 14 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức So sánh: a) \(\frac{{123}}{7}\) và 17,75 b) \( - \frac{{65}}{9}\) và -7,125. Phương pháp: +Viết các số thập phân dưới dạng phân số +So sánh phân số Lời giải: a) Ta có: \(\begin{array}{l}\frac{{123}}{7} = \frac{{123.4}}{{7.4}} = \frac{{492}}{{28}}\\17,75 = \frac{{1775}}{{100}} = \frac{{71}}{4} = \frac{{71.7}}{{4.7}} = \frac{{497}}{{28}}\end{array}\) Vì 492 < 497 nên \(\frac{{492}}{{28}} < \frac{{497}}{{28}}\) hay \(\frac{{123}}{7} < 17,75\) b) Ta có: \(\begin{array}{l} - \frac{{65}}{9} = \frac{{( - 65).8}}{{9.8}} = \frac{{ - 520}}{{72}}\\ - 7,125 = \frac{{ - 7125}}{{1000}} = \frac{{ - 57}}{8} = \frac{{ - 57.9}}{{8.9}} = \frac{{ - 513}}{{72}}\end{array}\) Vì 520 > 513 nên -520 < -512. Do đó, \(\frac{{ - 520}}{{72}} < \frac{{ - 513}}{{72}}\) hay \( - \frac{{65}}{9}\) < -7,125 Bài 1.13 trang 15 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức Bảng sau cho biết các điểm đông đặc và điểm sôi của sáu nguyên tố được gọi là khí hiếm. a) Khí hiếm nào có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của Krypton? b) Khí hiếm nào có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon? c) Hãy sắp xếp các khí hiếm theo thứ tự điểm đông đặc tăng dần; d) Hãy sắp xếp các khí hiếm theo thứ tự điểm sôi giảm dần. Phương pháp: So sánh các số hữu tỉ âm. Nếu a < b thì –a > -b Lời giải: a) Do –156,6 > –189,2 > –248,67 > –272,2 nên khí hiếm có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của Krypton là: Argon, Neon, Helium. Vậy khí hiếm có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của Krypton là: Argon, Neon, Helium. b) Do –61,8 > –107,1 > –152,3 > –185,7 nên khí hiếm có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon là: Radon, Xenon, Krypton. Vậy khí hiếm có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon là: Radon, Xenon, Krypton. c) Do –272,2 < –248,67 < –189,2 < –156,6 < –111,9 < –71,0 nên các khí hiếm sắp xếp theo thứ tự điểm đông đặc tăng dần là: Helium, Neon, Argon, Krypton, Xenon, Radon. Vậy khí hiếm sắp xếp theo thứ tự đông đặc tăng dần là: Helium, Neon, Argon, Krypton, Xenon, Radon. d) Do –61,8 > –107,1 > –152,3 > –185,7 > –245,72 > –268,6 nên các khí hiếm sắp xếp theo thứ tự điểm sôi giảm dần là: Radon, Xenon, Krypton, Argon, Neon, Helium. Vậy các khí hiếm sắp xếp theo thứ tự điểm sôi giảm dần là: Radon, Xenon, Krypton, Argon, Neon, Helium. Bài 1.14 trang 15 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức Theo đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, ngày 10-01-2021, nhiệt độ thấp nhất tại thị xã Sa Pa là -0,7\(^\circ \)C; nhiệt độ tại thành phố Lào Cai khoảng 9,6 \(^\circ \)C. Hỏi nhiệt độ tại thành phố Lào Cai cao hơn nhiệt độ tại thị xã Sa Pa bao nhiêu độ C? Phương pháp: Thực hiện phép trừ các số liệu nhiệt độ Lời giải: Nhiệt độ tại thành phố Lào Cai cao hơn nhiệt độ tại thị xã Sa Pa là: 9,6 – (– 0,7) = 9,6 + 0,7 = 10,3 (oC). Vậy nhiệt độ tại thành phố Lào Cai cao hơn 10,3 oC so với nhiệt độ tại thị xã Sa Pa. Bài 1.15 trang 15 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức Thay mỗi dấu “?” bằng số thích hợp để hoàn thiện sơ đồ Hình 1.11, biết số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tích của hai số trong hai ô kề nó ở hàng dưới. Phương pháp: Tìm các ô từ dưới lên trên Lời giải: Áp dụng quy tắc của đề bài, ta tính được: a = 0,01.(–10) = –0,1; b = (–10).10 = –100; c = 10.( –0,01) = –0,1; d = a.b = (–0,1).( –100) = 10; e = b.c = (–100).( –0,1) = 10; f = d.e = 10.10 = 100. Khi đó ta có bảng sau: Bài 1.16 trang 15 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức Tính giá trị của các biểu thức sau: \(\begin{array}{l}a)A = (2 - \frac{1}{2} - \frac{1}{8}):(1 - \frac{3}{2} - \frac{3}{4});\\b)B = 5 - \frac{{1 + \frac{1}{3}}}{{1 - \frac{1}{3}}}.\end{array}\) Phương pháp: a) Tính các biểu thức trong ngoặc trước, rồi thực hiện phép chia số hữu tỉ: \(\frac{a}{b}:\frac{c}{d} = \frac{a}{b}.\frac{d}{c}(b,c,d \ne 0)\) Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó. b) Tính tử số, mẫu số của phân số rồi thực hiện phép trừ số hữu tỉ. Lời giải: \(\begin{array}{l}a)A = (2 - \frac{1}{2} - \frac{1}{8}):(1 - \frac{3}{2} - \frac{3}{4})\\ = (\frac{{16}}{8} - \frac{4}{8} - \frac{1}{8}):(\frac{4}{4} - \frac{6}{4} - \frac{3}{4})\\ = \frac{{11}}{8}:\frac{{ - 5}}{4}\\ = \frac{{11}}{8}.\frac{4}{{ - 5}}\\ = \frac{{ - 11}}{{10}}\\b)B = 5 - \frac{{1 + \frac{1}{3}}}{{1 - \frac{1}{3}}}\\ = 5 - \frac{{\frac{3}{3} + \frac{1}{3}}}{{\frac{3}{3} - \frac{1}{3}}}\\ = 5 - \frac{{\frac{4}{3}}}{{\frac{2}{3}}}\\ = 5 - \frac{4}{3}:\frac{2}{3}\\ = 5 - \frac{4}{3}.\frac{3}{2}\\ = 5 - 2\\ = 3\end{array}\) Chú ý: Khi thực hiện phép cộng hai phân số, nếu phân số thu được chưa tối giản thì ta rút gọn thành phân số tối giản. Bài 1.17 trang 15 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức Tính một cách hợp lí: \(1,2.\frac{{15}}{4} + \frac{{16}}{7}.\frac{{ - 85}}{8} - 1,2.5\frac{3}{4} - \frac{{16}}{7}.\frac{{ - 71}}{8}\) Phương pháp: Viết các số thập phân, hỗn số dưới dạng phân số Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng. Lời giải: Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Luyện tập chung trang 14
|
Giải bài 1.18, 1.19, 1.20, 1.21, 1.22, 1.23, 1.24, 1.25 trang 18, 19 SGK Toán lớp 7 kết nối tri thức tập 1. Bài 1.18. Viết các số 125; 3 125 dưới dạng lũy thừa của 5.