Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Toán 7 trang 32, 33 Cánh Diều tập 2

Giải bài 1, 2 trang 32, bài 3, 4, 5 trang 33 SGK Toán lớp 7 cánh diều tập 2. Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 51, 52. Hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.

Bài 1 trang 32 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều

Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố”;

b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1”.

Lời giải:

Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần nên tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số chấm xuất hiện trên mặt xúc xắc là: A = {1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm}.

Số phần tử của tập hợp A là 6.

a) Từ 1 đến 6 có các số nguyên tố là 2; 3; 5.

Do đó có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố”.

Khi đó xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố” bằng \(\dfrac{3}{6} = \dfrac{1}{2}\).

b) Từ 1 đến 6 có các số chia 4 dư 1 là: 1; 5.

Do đó có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1”.

Khi đó xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1” bằng \(\dfrac{2}{6} = \dfrac{1}{3}\).

Bài 2 trang 32 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều

Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 51, 52. Hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tìm số phần tử của tập hợp C gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có một chữ số”;

b) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 4 và 5 đều có số dư là 1”;

c) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có tổng các chữ số bằng 4”.

Lời giải:

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:

C = {1; 2; 3; …; 51; 52}.

Số phần tử của tập hợp C bằng 52.

a) Từ 1 đến 52 có các số có một chữ số là 1; 2; 3; …; 9.

Do đó có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có một chữ số”.

Khi đó xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có một chữ số” bằng \(\dfrac{9}{{52}}\)

b) Từ 1 đến 52 có các số chia 5 dư 1 là: 1; 6; 11; 16; 21; 26; 31; 36; 41; 46; 51.

Các số chia 4 dư 1 trong các số chia 5 dư 1 vừa tìm được là: 1; 21; 41.

Do đó có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 4 và 5 đều có số dư là 1”.

Khi đó xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 4 và 5 đều có số dư là 1” bằng  \(\dfrac{3}{{52}}\)

c) Từ 1 đến 52 có các số có tổng các chữ số bằng 4 là: 4; 13; 22; 31; 40.

Do đó có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có tổng các chữ số bằng 4”.

Khi đó xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có tổng các chữ số bằng 4” bằng  \(\dfrac{5}{{52}}\)

Bài 3 trang 33 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều

Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tìm số phần tử của tập hợp D gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên”;

b) “Số tự nhiên được viết ra là bội của 15”;

c) “Số tự nhiên được viết ra là ước của 120”.

Lời giải:

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi viết một số tự nhiên có hai chữ số là:

A = {10; 11; 12; …; 98; 99}.

Số phần tử của tập hợp A bằng 90.

a) Trong các số từ 10 đến 99 có các số bằng bình phương của một số tự nhiên là: 16; 25; 36; 49; 64; 81.

Do đó có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên”.

Khi đó xác suất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên” bằng \(\dfrac{6}{{90}} = \dfrac{1}{{15}}\) 

b) Trong các số từ 10 đến 99 có các số là bội của 15 là: 15; 30; 45; 60; 75; 90.

Do đó có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bội của 15”.

Khi đó xác suất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bội của 15” bằng  \(\dfrac{6}{{90}} = \dfrac{1}{{15}}\)

c) Trong các số từ 10 đến 99 có các số là ước của 120 là: 10; 12; 15; 20; 24; 30; 40; 60.

Do đó có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là ước của 120”.

Khi đó xác suất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra là ước của 120” bằng  \(\dfrac{{8}}{{90}} = \dfrac{4}{45}\)

Bài 4 trang 33 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều

Tổ I của lớp 7D có 5 học sinh nữ là: Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân và 5 học sinh nam là: Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong Tổ I của lớp 7D. Tìm số phần tử của tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ”;

b) “Học sinh được chọn ra là học sinh nam”.

Lời giải:

Tập hợp có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra là:

E = {Ánh; Châu; Hương; Hoa; Ngân; Bình; Dũng; Hùng; Huy; Việt}.

Số phần tử của tập hợp E bằng 10.

a) Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ” là: Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân.

Do đó xác suất của biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ” bằng \(\dfrac{5}{{10}} = \dfrac{1}{2}\).

b) Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nam” là: Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt.

Do đó xác suất của biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nam” bằng \(\dfrac{5}{{10}} = \dfrac{1}{2}\).

Bài 5 trang 33 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều

Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước: Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Brasil, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nam Phi; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế trên. Tìm số phần tử của tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á”;

b) “Học sinh được chọn ra đến từ châu Âu”;

c) “Học sinh được chọn ra đến từ châu Mỹ”;

d) “Học sinh được chọn ra đến từ châu Phi”;

Lời giải:

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra là:

G = {Việt Nam; Ấn Độ; Ai Cập; Brasil; Canada; Tây Ban Nha; Đức; Pháp; Nam Phi}.

Số phần tử của tập hợp G bằng 9.

a) Trong 9 đất nước trên có các đất nước thuộc châu Á là: Việt Nam và Ấn Độ.

Do đó có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á” là: Việt Nam; Ấn Độ

Khi đó xác suất của biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á” bằng \(\dfrac{2}{9}\)

b) Trong 9 đất nước trên có các đất nước thuộc châu Âu là: Tây Ban Nha, Đức, Phát.

Do đó có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Âu” là: Tây Ban Nha, Đức, Phát.

Khi đó xác suất của biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Âu” bằng \(\dfrac{3}{9} = \dfrac{1}{3}\)

c) Trong 9 đất nước trên có các đất nước thuộc châu Mỹ là: Brasil, Canada.

Do đó có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Mỹ” là: Brasil, Canada.

Khi đó xác suất của biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Mỹ” bằng \(\dfrac{2}{9}\)

d) Trong 9 đất nước trên có các đất nước thuộc châu Phi là: Ai Cập, Nam Phi.

Do đó có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Phi” là: Ai Cập, Nam Phi.

Khi đó xác suất của biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Phi” bằng \(\dfrac{2}{9}\)

Sachbaitap.com

  • Giải Toán 7 trang 34, 35, 36 Cánh Diều tập 2

    Giải Toán 7 trang 34, 35, 36 Cánh Diều tập 2

    Giải bài 1, 2 trang 34, bài 3, 4 trang 35, bài 5, 6, 7, 8, 9 trang 36 SGK Toán lớp 7 cánh diều tập 2. Biểu đồ cột ở Hình 33 biểu diễn kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (ước đạt) của tỉnh Bình Dương vào các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.