Khi bé Hoa ra đời trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1Khi bé Hoa ra đời, mọi sự tốt đẹp nhất mẹ đều dành cho bé, từ những lời ru, những món đồ chơi, hoa quả và cả thiên nhiên cũng đến chung vui với gia đình, đến chơi với Hoa. Nội dung bài đọc Khi bé Hoa ra đời, mọi sự tốt đẹp nhất mẹ đều dành cho bé, từ những lời ru, những món đồ chơi, hoa quả và cả thiên nhiên cũng đến chung vui với gia đình, đến chơi với Hoa. Khi bé Hoa ra đời (Trích) Từ khi bé Hoa ra đời Con cò về đậu vành nôi dẻo mềm À ơi... lời mẹ cất lên Dẫu mưa gió với đêm đen kín trời Con cò vẫn đến vành nôi Chập chờn cánh trắng vỗ hoài trong mơ. Từ khi mẹ sinh bé Hoa Len đan thành áo đợi mùa đông sang Cây bông làm gối mịn màng Vải hoa bướm trắng, bướm vàng về bay Trái hồng má đỏ hây hây Trái cam chín vội rời cây vào nhà. Từ khi mẹ sinh bé Hoa Búp bê tết tóc, cầm quà đến chơi Ông trăng cao tít trên trời Cũng nghiêng mình trước vành nôi bé nằm Mây bay cùng gió vào thăm Cây cao dạy bé hát thầm lời ca. NGUYỄN ĐỨC MẬU Câu 1 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Hình ảnh nào trong lời ru của mẹ đưa bé Hoa vào giấc ngủ bình yên? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Hình ảnh “Cây bông làm gối mịn màng” trong lời ru của mẹ đã đưa bé Hoa vào giấc ngủ bình yên. Câu 2 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Em hiểu bướm trắng, bướm vàng, trái hồng, trái cam “đến” với bé bằng cách nào? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Bướm trắng, bướm vàng, trái hồng, trái cam đến với bé qua lời ru của mẹ và đi vào trong giấc mơ của bé. Câu 3 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Những sự vật nào “đến chơi”, làm cho bé vui và mở mang hiểu biết của bé? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Những sự vật “đến chơi”làm cho bé vui và mở mang hiểu biết của bé như: Búp bê, ông trăng, mây, gió, cây. Câu 4 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ. Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Hình ảnh nhân hoá trong bài thơ gồm “Trái hồng má đỏ hây hây Trái cam chín vội rời cây vào nhà” … “Búp bê tết tóc , cầm quà đến chơi” … “Ông trăng cao tít trên trời Cũng nghiêng mình trước vành nôi bé nằm” … “Mây bay cùng gió vào thăm Cây cao dạy bé thì thầm lời ca” Tác dụng của những hình ảnh nhân hoá trong bài thơ giúp nhân hoá sự vật, sự việc trong bài trở nên sinh động và gần gũi hơn. Câu 4 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Chủ đề của bài thơ là gì? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Chủ đề của bài thơ “Khi bé Hoa ra đời” nói về cuộc sống mới mẻ trong mắt một em bé thông qua những lời ru của mẹ, những sự vật đầy màu sắc xung quanh cô bé. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Trẻ em như búp trên cành
|
Bài đọc là câu chuyện học chữ của cậu bé A Phin, tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng được sự ủng hộ của mọi người trong gia đình và với tinh thần hiếu học, cậu bé đã học được rất nhiều chữ và muốn chia sẻ những điều mình học được.
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về trẻ em hoặc về một hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Tìm trong mỗi đoạn văn sau các từ đồng nghĩa với từ in đậm: a, Chúng tôi kể cho nhau nghe về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ là má. Bạn Hòa ở Hà Nam gọi mẹ bằng u. Bạn Thanh ở Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ bằng mạ.
Cùng các bạn thảo luận, xây dựng Nội quy lớp học và trình bày trên khổ giấy to.