Quy tắc viết tên riêng nước ngoài trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1Tìm tên người, tên địa lí nước ngoài trong đoạn văn dưới đây và nhận xét về cách viết mỗi tên riêng đó: Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i Pa-xtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-boa là một thị trận nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau. Nhận xét Câu 1 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Tìm tên người, tên địa lí nước ngoài trong đoạn văn dưới đây và nhận xét về cách viết mỗi tên riêng đó: Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i Pa-xtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-boa là một thị trận nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau. Phương pháp: Đọc đoạn văn để tìm tên người và tên địa lí nước ngoài. Lời giải: - Tên địa lý: Ác-boa, Quy-dăng-xơ - Tên người: Giô-dép, Lu-i Pa-xtơ - Nhận xét: + Có tên riêng chỉ 1 tiếng (Ác-boa, Giô-dép), có tên riêng lại nhiều tiếng (Quy-dăng-xơ, Lu-i Pa-xtơ). + Có tiếng gồm nhiều bộ phận (Lu-i Pa-xtơ) + Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì cần viết dấu gạch nối giữa các tiếng. Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch nối. Câu 2 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Các tên người, tên địa lí nước ngoài dưới đây được viết khác tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 1 như thế nào? - Tên người: Ngô Thừa Ân, Đỗ Phủ, Lý Bạch. - Tên địa lí: Luân Đôn, Nhật Bản, Biển Đen, (châu) Đại Dương. Phương pháp: Đọc kĩ các tên riêng ở bài tập 1 để so sánh và trả lời câu hỏi. Lời giải: Các tên người, tên địa lý nước ngoài ở bài tập 2 khác với các tên người tên địa lý ở bài tập 1 là vì các tên này được phiên âm theo tên Hán Việt nên có cách viết như tên riêng của người Việt Nam Luyện tập Câu 1 trang 48 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc: - Tên người: Mari Quy-ri, Yecsxanh, Iu-ri ga-ga-rin, An-phét Nôben, Alếchxây tônxtôi. - Tên địa lý: Ba lan, PhiLípPin, Kyôtô, Xanh pêtécbua. Phương pháp: Dựa vào kiến thức ở phần II bài học để làm bài tập. Lời giải: – Tên người: Ma-ri Quy-ri, Y-éc-xanh, Lu-ri Ga-ga-rin, An-phrét Nô-ben, A-lếch-xây Tôn-xtôi. – Tên địa lí: Ba Lan, Phi-líp-pin, Ky-ô-tô, Xanh Pê-téc-bua. Câu 2 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Trò chơi “Du lịch”: Đố vui giữa các cá nhân (hoặc các nhóm). Lần lượt hai học sinh (hoặc hai nhóm) hỏi đáp: Bên hỏi viết và nói tên nước, bên đáp viết và nói tên thủ đô của nước ấy. Sau đó, hai bên đổi nhiệm vụ cho nhau. Phương pháp: Dựa vào kiến thức của em về địa lí để trả lời câu hỏi. Lời giải: VD: - Ai là người tìm ra Châu Mỹ? Cô-lôm-bô - Thủ đô của In-đô-nê-xi-a là gì? Gia-các-ta. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3: Có học mới hay
|
Chọn 1 trong 2 đề sau: a, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh (trong tác phẩm đã học ở Bài 3) chăm chỉ thực hành. Trang trí hoặc vẽ minh họa cho bài viết.
Âm thanh nào vào buổi sáng cho biết người trong mường đã dậy làm việc? Tìm ý đúng: a) Tiếng gà cất bài kèn lanh lảnh. b) Tiếng trâu lội vũng nước mưa đêm bì bõm. c) Tiếng chày giã gạo khắp xóm trên xóm dưới. d) Tiếng chim rừng vén màn sương đục mờ.
Câu chuyện kể về chàng trai Mai An Tiêm vô cùng tài giỏi, được vua Hùng tin dùng và gả con gái cho, do sự ghen ghét đố kị của những kẻ nịnh thần. Mai An Tiêm bị vua đày ra đảo hoang sinh sống. Nhưng không vì thế mà chàng bỏ cuộc, với sự tài giỏi và sự chăm chỉ cần cù vốn có, Mai An Tiêm vẫn duy trì được cuộc sống tốt và được Vua Hùng gọi trở lại cung.
Tìm đọc thêm ở nhà: - 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực (tinh thần và hành động quyết tâm vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu tốt đẹp đã đề ra). - 1 bài văn tả người.