Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Bảo kính cảnh giới - Văn 10 KNTT

Soạn bài Bảo kính cảnh giới trang 22, 23 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc. Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

I. Trước khi đọc

u 1:

Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Phương pháp:

- Nhớ lại một số bài thơ viết theo thể Đường luật đã học.

- Tìm đọc thêm một vài bài thơ khác và kể tên.

Trả lời:

- “Tĩnh dạ tứ” (Lý Bạch)

- “Qua đèo Ngang”, “Thăng Long thành hoài cổ” (Bà Huyện Thanh Quan) 

u 2:

Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.

Phương pháp:

- Đọc lại một số bài thơ viết theo thể Đường luật đã nêu ở câu trên.

- Từ đặc điểm về thể thơ của những bài đó để chỉ ra đặc điểm hình thức nhận diện được thể loại của các bài đó.

Trả lời:

- Bài thơ thường có bảy chữ trong một dòng, thường có thể thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú.

- Gieo vần ở cuối câu 1,2,4,6,8 (với thể thất ngôn bát cú) và cuối câu 1,2,4 (với thể thất ngôn tứ tuyệt).

- Với thể thất ngôn bát cú, câu 3 và câu 4 thường đối nhau, câu 5 và câu 6 thường đối nhau.

II. Đọc Văn Bản

Câu 1. 

Chú ý các động từ, tính từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng.

Phương pháp:

- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.

- Tìm và chú ý các động từ, tính từ, từ láy và câu thơ sáu tiếng trong bài.

Trả lời:

- Động từ: hóng, đùn đùn, phun, tịn, đàn

- Tính từ: rợp, đỏ, lục

- Từ láy: lao xao, dắng dỏi

- Câu thơ 6 tiếng: Dân giàu đủ khắp đòi phương

Câu 2. 

Hình dung về bức tranh cuộc sống.

Phương pháp:

- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.

- Dựa vào những câu thơ tả cảnh thiên nhiên để hình dung về bức tranh cuộc sống.

Trả lời:

Bức tranh cuộc sống có sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Cảnh thiên nhiên rực rỡ, sôi động, căng tràn sức sống; cảnh sống của con người bình dị, đời thường, gần gũi, đậm màu sắc làng quê Việt Nam. Con người hiện lên trong nhịp sống đời thường, qua âm thanh từ chợ cá vang lên “lao xao”.

III. Sau khi đọc

Câu 1. 

Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.

Phương pháp:

- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.

- Từ đó xác định thể loại và nêu bố cục bài thơ.

Trả lời:

- Thể loại: thơ Nôm Đường luật.

- Bố cục: 

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh cảnh ngày hè

+ Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Tấm lòng và mong ước của nhà thơ.

Câu 2. 

Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Phương pháp:

- Đọc bài thơ Bảo kính cảnh giới.

- Dựa vào phần khái quát về hoàn cảnh ra đời bài thơ để khái quát những thông tin về cuộc sống, tâm trạng nhân vật trữ tình mà câu thơ đem lại.

Trả lời:

- Câu thơ mở đầu chứa từ “rồi” nghĩa là rảnh rỗi, thư nhàn, cho thấy cuộc sống đang nhàn hạ của Nguyễn Trãi. Câu thơ hiện ra chân dung một con người ngồi đó, nhàn nhã, thảnh thơi ngắm cảnh. 

- Tuy nhiên câu thơ cũng hé lộ tâm trạng bất đắc chí của một nhà thơ vốn nặng nỗi ưu quốc, nay lại phải hóng mát cả ngày dài, không còn được lắng lo, góp sức cho đất nước.

Câu 3. 

Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.

Phương pháp:

- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.

- Chú ý vào những hình ảnh miêu tả cảnh sắc mùa hè.

- Phân tích hình ảnh, chỉ ra nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên, bút pháp tả cảnh.

Trả lời:

- Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi tắn, rực rỡ

+ Hình ảnh: thiên nhiên (hoa hòe, thạch lựu, hồng liên) - những hình ảnh đặc trưng của mùa hè, bình dị, gần gũi, quen thuộc; cuộc sống (chợ cá, lầu, ve). 

+ Màu sắc: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của hồng liên - những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, căng tràn sức sống.

+ Sử dụng các động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Cảnh vật được miêu tả với những động từ mạnh thể hiện sức sống căng tràn.

+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá

+ Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong câu 5 và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống sung túc, ấm no, đủ đầy của con người.

→ Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật và con người; sôi động, tràn đầy sức sống, cảnh rực rỡ, người sung túc.

- Nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả

+ Tác giả cảm nhận bằng tất cả giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác.

+ Nguyễn Trãi lựa chọn những hình ảnh giản dị, gần gũi, quen thuộc về miêu tả bức tranh cảnh ngày hè, thay vì những hình ảnh tượng trưng, ước lệ, kỳ vĩ như trong thơ Đường.

+ Tấm lòng ham sống, yêu đời, tình yêu với thiên nhiên và cuộc đời ở Nguyễn Trãi đã giúp cảnh sắc hiện lên muôn màu, muôn vẻ, căng đầy nhựa sống.

Câu 4. 

Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.

Phương pháp:

- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.

- Chú ý những âm thanh, hình ảnh được sử dụng trong bài.

- Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh và ước nguyện của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

- Bức tranh cuộc sống của con người:

+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá

+ Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương

+ Sử dụng từ láy tượng thanh, nghệ thuật đảo ngữ

→ Bức tranh cuộc sống nhộn nhịp, cảnh sống sung túc, ấm no, đủ đầy của con người.

- Bức tranh tương đồng với lý tưởng mà ông theo đuổi ở hai câu cuối

+ “Dân giàu đủ”: mong muốn cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc, đủ đầy cái ăn, cái mặc.

+ Điển tích về khúc đàn Nam Phong của vua Nghiêu, vua Thuấn gảy lên để ngợi ca đất nước thái bình, no ấm. Tác giả mượn điển để gửi gắm ước mong nhân dân cũng ấm no, vui tươi, nhiều của cải, bớt ưu phiền.

Câu 5. 

Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ?

Phương pháp:

- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.

- Chú ý những câu thơ lục ngôn xuất hiện trong bài.

- Nhận xét về vị trí và giá trị của chúng.

Trả lời:

- Câu lục ngôn nằm ở vị trí kết thúc bài thơ, thể hiện mong ước nhân dân có cuộc sống giàu đủ.

- Câu thơ ngắn hơn các câu thơ khác, dồn nén cảm xúc sâu lắng hơn, mở ra nhiều suy tư hơn.

Câu 6. 

Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?

Phương pháp:

- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.

- Dựa vào tiểu sử con người Nguyễn Trãi và hoàn cảnh ra đời bài thơ để nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của nhà thơ.

Trả lời:

- Tâm hồn yêu thiên nhiên, say đắm trước cảnh sắc của tự nhiên và cuộc sống ở Nguyễn Trãi: nhà thơ cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên nhiên rất tinh tế bằng nhiều giác quan.

- Lòng thương dân sâu sắc, mong muốn nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

IV. Kết nối đọc - viết

Câu hỏi: 

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới (bài 43)

Phương pháp:

- Đọc kĩ bài thơ, nắm vững nội dung tác phẩm.

- Chỉ ra yếu tố phá cách trong bài thơ.

- Phân tích yếu tố phá cách.

Trả lời:

Trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43), Nguyễn Trãi đã chèn một câu thơ lục ngôn (sáu chữ) vào giữa những câu thơ thất ngôn (bảy chữ) như một sự phá cách so với các bài thơ Đường luật và thơ Nôm Đường luật. Câu thơ sau chữ nằm ở vị trí kết thúc bài thơ, đã thể hiện mong ước tha thiết của nhà thơ: luôn muốn nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, “giàu đủ khắp đòi phương”. Câu thơ sáu chữ khép lại bài thơ vừa dồn nén những tâm tư, tình cảm, truyền tải những cảm xúc suy tư, sâu lắng; lại vừa mở ra những dư ba. Việc chèn câu thơ sáu chữ vào giữa những câu thơ bảy chữ đã góp phần hình thành một lối thơ riêng mang đậm  Việtdấu ấn sáng tạo của văn học Việt Nam.

Sachbaitap.com

  • Soạn bài Dục Thúy Sơn - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Dục Thúy Sơn - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Dục Thúy Sơn trang 24, 25 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Hãy kể một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca. Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Hầu hết các yếu tố "nghĩa" trong nguyên tác Bình Ngô đại cáo đã được dùng lại nguyên vẹn không dịch ra tiếng Việt (ví dụ: nhân nghĩa). Hãy liệt kê và giải thích ý nghĩa của các từ đó.

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trang 27, 28, 29, 30, 31 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào? Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò).

  • Soạn bài  Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau trang 331, 32, 33 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Xu hướng sống đơn giản trong xã hội hiện đại.